0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu về sử dụng đất nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 25 -27 )

3. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.2. Nghiên cứu về sử dụng đất nông lâm nghiệp

Từ những thế kỷ trước, khoa học về đất đã được các nước phát triển bắt đầu quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực này liên tục phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

đai một cách có hiệu quả. Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn (Conklin H. C., 1957). Gần đây, du canh vẫn còn được vận dụng trên các rừng Vân sam ở Bắc Âu (Cox K. và Atlinss, 1979; Ruddle K. và Manshard W., 1981). Loại hình quảng canh và du canh trên toàn thế giới chiếm tới 45% diện tích đất nông nghiệp (FAO, 1980). Du canh còn đang được xem xét như một góc nhìn để quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai được luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất của hiện trường canh tác (Mc Grath, 1987) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [9]. Tuy nhiên, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi sự phí phạm về sức người, tài nguyên đất đai, nguyên nhân chính gây nên xói mòn và thoái hoá đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá xảy ra nghiêm trọng.

Phương thức Taungya được ra đời sau phương thức du canh ở vùng nhiệt đới (Blanford H. R., 1958). Đây là phương thức được Pankle U. đề xuất năm 1806, theo đó đã trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch (Tectona grandis) chưa khép tán. Sau này, hệ thống Taungya cải tiến dần và được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái trên thế giới (Nair P.K.R., 1987).

Phương thức NLKH được King S. (1977) đưa ra thay thế phương thức Taungya ở Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi núi. Đây là phương thức sử dụng đất hợp lý theo một hệ canh tác: trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp và cây làm thức ăn gia súc trên cùng một khoảnh đất (Landgreen và Raintree T.B., 1983; King S., 1979; Hurley, 1983; Nair P.K.R., 1989; Chun K.L, 1991) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [9]. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi châu lục việc áp dụng phương thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng mới trồng trong mấy năm đầu; Newzealand và Australia, dưới dạng rừng và đồng cỏ; Châu Phi và Châu Mỹ la tinh, dưới dạng trồng xen rừng phòng hộ, cây lấy củi và cây nông nghiệ , ...

Mặt khác, nhu cầu lương thực của con người ngày càng gia tăng, theo dự đoán của FAO vào năm 2025 nhu cầu sẽ xấp xỉ 4,5 tỷ tấn (FAO, 1990) [36], cùng với đó là nhiều vấn đề về môi trường cần phải giải quyết. Một trong những cơ sở

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

khoa học để giải quyết vấn đề này là đánh giá tổng hợp tiềm năng của đất đai cho các mục tiêu sử dụng bền vững. Đã có nhiều nghiên cứu thành công trong lĩnh vực này như: xác định được hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử dụng đất dốc bền vững của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao - Philipin năm 1970, xây dựng được 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc đó là mô hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4. Đây là những mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực - kỹ thuật canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi trên đất dốc (Dẫn theo Nguyễn Xuân Quát, 1996) [18

, phương thức sử dụng đất chủ yếu là mô hình trồng xen giữa các loài cây công nghiệp, lương thực, gỗ, tre nứa theo hệ thống nông lâm kết hợp được bố trí rất khoa học và chặt chẽ có xem xét đến điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nơi gây trồng. Ở Inđônêxia, Công ty Lâm nghiệp nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình làng lâm nghiệp “Ladang” rất được chú ý.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 25 -27 )

×