Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 47)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện Đoan Hùng đã dần đi vào hướng phát triển ổn định.

Giá trị sản xuất toàn huyện năm 2010 đạt 1.002,2 tỷ đồng (giá cố định 1994). Giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2010 đạt 10,82 %, trong đó: năm 2010 đạt 15,8 % theo giá cố định năm 1994 (toàn tỉnh đạt 12,05 %). Cơ cấu kinh tế năm 2010: ngành nông – lâm – thủy sản đạt 42,4 %; ngành công nghiệp – xây dựng đạt 16,8 %; ngành dịch vụ đạt 40,6 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,9 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 68,85 % năm 2000 xuống 52,6 % năm 2005 và đạt 42,4 % năm 2010, đóng góp 11,5 % sản lượng lúa toàn tỉnh. Lương thực bình quân đầu người đạt 431,4 kg/người/năm.

+ Tỷ trọng ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng tăng từ 11,56 % năm 2000 lên 13,3 % năm 2005 và đạt 16,8 % năm 2010.

+ Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 19,59 % năm 2000 lên 28,7 % năm 2005 và đạt 40,6 % năm 2010.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng xu thế đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)