Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 49)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2.2.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện phát triển khá toàn diện.

Năm 2010 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 299,1 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 82,2 tỷ đồng so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 6,08 %/năm.

+ Ngành sản xuất nông nghiệp

Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 212,7 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), đạt mức tăng trưởng 6,85%. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 61,45% năm 2000 xuống còn 52,32% năm 2010; tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 32,48% năm 2000 lên 44,43% năm 2010.

- Trồng trọt: Thực hiện chương trình sản xuất nông - lâm - thuỷ sản theo hướng hàng hoá giai đoạn 2001 - 2010, huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đồng thời đã trợ giá giống để đưa một

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

số giống cây con có giá trị, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng hoá góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Giai đoạn 2001 - 2010, giá trị sản xuất trồng trọt tăng bình quân 0,65%, GTSX (giá cố định) năm 2010 đạt 87,324 tỷ đồng. Năm 2010, đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện có 11.565,03 ha, bao gồm đất trồng cây hàng năm 5.167,41 ha,

(trong đó đất lúa nước 4.188,31 ha), đất trồng cây lâu năm 6.210,88 ha. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 9.083,8 ha.

Năm 2010, sản lượng lúa đạt khoảng 37,9 nghìn tấn (năng suất đạt 52 tạ/ha); sản lượng rau đậu các loại đạt 12,2 nghìn tấn; sản lượng bắp đạt trên 8 nghìn tấn; sản lượng cây chè đạt 12,5 nghìn tấn.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi đang dần trở thành ngành sản xuất chính, nhiều hộ chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 14,21%, chỉ sau ngành trồng trọt.

Cùng với mở rộng quy mô diện tích, nuôi trồng thuỷ sản đang chuyển dần sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân toàn huyện tăng từ 1,85 tấn/ha (2000) lên 2,18 tấn/ha (2010). Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của huyện tăng từ 612 tấn (2000) lên 795 tấn (2010), diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện chủ yếu là cá nước ngọt.

+ Ngành lâm nghiệp

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả mọi lĩnh vực: Trồng rừng, bảo vệ rừng, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến lâm sản.... đã đem lại hiệu quả phát triển kinh tế trên địa bàn. Thông qua các dự án 327, 661... đã đưa diện tích rừng trồng hàng năm tăng lên đáng kể, góp phần nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện đạt 42,9%. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại đó là: Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, lạc hậu, chưa áp dụng công nghệ cao vào trong công tác chế biến và khai thác lâm sản gây lãng phí nguyên liệu và chất lượng sản phẩm không cao.

Đoan Hùng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành công nghiệp giấy, hơn nữa lại nằm trong vùng thuận lợi trong việc giao thương kinh tế giữa các vùng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

nhờ có các điểm nút giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 2, đường sông....

Ngành chế biến lâm sản trên địa bàn những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ, nhưng chủ yếu về mặt số lượng còn chất lượng và công nghệ phần nào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến, trong đó xưởng mộc gia dụng 25 xưởng, đóng đồ gia dụng 02 xưởng, sản xuất đũa 03 xưởng và 113 xưởng xẻ. Nhìn chung, các xưởng chế biến đều có công xuất nhỏ, máy móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trường, hoạt động chế biến không ổn định.

Trên địa bàn huyện hiện có 03 đơn vị hoạt động về phát triển lâm nghiệp: - Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

- Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng

- Trại Thực nghiệm Lâm sinh Quế Lâm thuộc Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

Toàn huyện đã trồng được khoảng 350 harừng tập trung, khoảng 250 ha rừng phân tán, chăm sóc khoảng 1.480 ha làm cho diện tích rừng của huyện tăng đáng kể, năm 2010 có hơn 12 nghìn ha, chiếm khoảng 42,94% diện tích đất tự nhiên.

Về khai thác lâm sản, năm 2010, toàn huyện khai thác được 37.000m3 gỗ nguyên liệu; 102.500 nghìn Ste củi, khoảng 560 nghìn cây tre, luồng, nứa các loại.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 389,1 tỷ đồng, tăng 112,4 tỷ đồng so với năm 2000 (và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước).

Trong năm 2010 toàn huyện đã đầu tư khoảng 90,374 tỷ đồng (trong đó vốn do nhân dân đóng góp 2,1 tỷ đồng), do đó nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông, hồ đập, đê điều, kênh mương, trường học… đã được đầu tư và nhiều công trình đã hoàn thành đi vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 49)