0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 37 -38 )

3. Mục tiêu nghiên cứu

2.3.4. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với phương pháp PRA với các công cụ như phỏng vấn, thảo luận, đi hiện trường để thu thập thông tin. Lập phiếu điều tra phỏng vấn theo dạng câu hỏi định hướng và bán định hướng; phiếu điều tra về sinh trưởng cây trồng; về đất. (Phụ lục 01, 02, 03).

Phỏng vấn hộ gia đình có rừng trồng sản xuất thông qua phiếu điều tra theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự mẫu là ngẫu nhiên. Nội dung điều tra chủ yếu là: Kiểu sử dụng đất, diện tích, đầu tư và thu nhập cho hoạt động sản xuất trên rừng và đất rừng, mức độ thích hợp của các cây trồng, ... phỏng vấn 75 hộ có đất rừng sản xuất trên địa bàn 4 xã (Tây Cốc, Ngọc Quan, Vân Đồn, Minh Phú) của huyện Đoan Hùng (theo phương pháp xác định dung lượng mẫu điều tra xã hội học).

Khảo sát thực địa, lập ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời trên diện tích đất rừng trồng sản xuất của các kiểu sử dụng đất điển hình tại 4 xã (Tây Cốc, Ngọc Quan, Vân Đồn, Minh Phú), diện tích mỗi OTC 500 m2

để thu thập số liệu về đường kính, chiều cao cây, đánh giá sinh trưởng, điều kiện đất đai (mỗi xã lập 9 OTC cho 3 loài cây trồng chính, tổng cộng 36 OTC).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

- Đo chiều cao vút ngọn Hvn bằng thước Bumeleiss kết hợp với đo bằng sào có khắc vạch đến cm (thước Bumeleiss là thước đo cao chuyên dụng trong ngành lâm nghiệp).

- Đánh giá sinh trưởng: tốt, khá, trung bình, xấu làm căn cứ tính hiệu quả kinh tế cây trồng.

Cây tốt là cây thân thẳng, không cong queo, sinh trưởng tốt. Cây khá là cây thân thẳng, sinh trưởng khá.

Cây trung bình là cây thân thẳng hoặc hơi cong nhưng vẫn cho sản phẩm có giá trị, không sâu bệnh.

Cây xấu là cây cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng kém.

- Từ kết quả đo D1.3, Hvn tính toán tiết diện ngang thân cây (G1,3), trữ lượng cây cá lẻ (M/ha) theo công thức M=G x H x f (m3/ha) và năng suất (m3/ha/năm)

Đào phẫu diện đất, mô tả ngoài thực địa (trong phiếu điều tra lập địa), lấy mẫu đất tại một số kiểu sử dụng đất điển hình: Xác định ngoài thực địa (độ ẩm, độ chặt, màu sắc, tỉ lệ đá lẫn, tỉ lệ rễ cây), mỗi phẫu diện lấy 2 mẫu tại độ sâu 0 - 10 và 20 - 30 cm, (riêng chỉ tiêu Carbon hữu cơ lấy cả ở độ sâu 10 - 20 cm) phân tích trong phòng các chỉ tiêu sau:

+ Độ ẩm: Sấy 105oC trong 6 giờ

+ Dung trọng: Dùng ống đóng ống có V = 100cm3

+ Thành phần cơ giới: Theo 3 cấp (cát, thịt, sét) của Mỹ. : Theo Walkley & Black

+ Đạm tổng số: Theo Kjendal

+ pH của đất: Dùng pH met M25 của Đức + P2O5 dễ tiêu: Theo Bray 2.

+ K2O dễ tiêu: Maslova và đo trên quang kế ngọn lửa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 37 -38 )

×