0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu về một số loài cây rừng trồng sản xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 -29 )

3. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.3. Nghiên cứu về một số loài cây rừng trồng sản xuất

a) Cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

Keo tai tượng mọc tự nhiên ở phía Bắc Australia, Papua New Guinea, phía Đông Indonesia (Moluccas và Iran Jaya). Vùng mở rộng giới hạn ở phía Bắc khoảng vĩ độ 0o50’ Nam thuộc vùng Iran Jaya đến vĩ độ 19o

Nam ở Queensland (Australia). Quần thụ nổi tiếng nhất ở Australia, ở đó Keo tai tượng mọc không liên tục dọc theo bờ biển phía Đông của Queensland giữa Ingham và sông Jadine. Tại vùng này, cây Keo tai tượng mọc ở độ cao dưới 100 m, nhưng có hai quần thụ mọc ở độ cao 450 m và 720 m, trong khi ở Indonesia, Papua New Guinea Keo tai tượng cũng chỉ mọc ở độ cao thấp hơn so với mặt biển [20].

Trong phân bố tự nhiên của Keo tai tượng, lượng mưa hàng năm từ 1.000 mm đến trên 4.500 mm; vùng rừng Keo tai tượng tập trung ở Mission Beach Tully của Queensland có lượng mưa 4.400 mm/năm với thời kỳ tương đối khô hạn (700 mm) trong 4 tháng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Vùng phân bố tự nhiên của Keo tai tượng ở Australia có đặc điểm khí hậu điển hình, mùa xuân và mùa mưa tương đối khô hạn, mùa hè và mùa thu ẩm ướt. Ở Sabah lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 3.100 mm/năm. Rừng trồng thành công ở những nơi có lượng mưa > 2.000 mm/năm, ẩm độ đất thường cao trong cả năm [20].

Keo tai tượng mọc được trên đất bị xói mòn, đất nghèo chất khoáng và cả trên đất sa bồi sâu. Ở Queensland, Keo tai tượng thường mọc trên đất chua, hiếm thấy mọc trên đất có nguồn đá mẹ kiềm. Ở Seram (Indonesia) loài Keo tai tượng mọc trên đất mặt màu vàng đỏ với nền đá mẹ là đá vôi. Ở Sabah, Keo tai tượng được trồng trên đất chua, độ pHKCl thấp (~4,5). Ở một số loại đất này, lân dễ tiêu chỉ đạt 0,2 ppm, Keo tai tượng mọc được nhưng không thể phát triển mạnh [20]. b) Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)

Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai là cây gỗ thường xanh, cao 25 - 30m, đường kính 30 - 40 cm. Keo lai tự nhiên được phát hiện ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia, Nam Trung Quốc và một số nước khác ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, ở vĩ độ 8 - 22o

Bắc, độ cao 5 - 300 m so với mực nước biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1500 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 23-27o

c. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về rừng trồng Keo lai còn rất ít [20].

c) Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

Bạch đàn uro có phân bố tự nhiên ở các đảo Timor, Wetar, Alor, Flores, Adonara, Lommblen và Pentar của Indonesia, ở độ cao so với mặt nước biển: 300 - 1.100 m (ở Alor, Flores, Adonara, Lomblen và Pentar), đôi khi mọc ở độ cao 1.000 - 2.900 m (ở Timor), từ vĩ độ 7o30 đến 10o Nam, nơi có lượng mưa hàng năm 1.300 - 2.200 mm/năm (có thể 3 tháng khô), nhiệt độ trung bình năm từ 18o – 23oC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 27 - 32oC, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 8 - 12o

C [20].

Bạch đàn uro có thể trồng tập trung ở nơi có độ dốc dưới 15o hoặc trồng phân tán quanh nhà, trồng ven bờ mương ở vùng đồng bằng có tác dụng chắn gió, bảo vệ đồng ruộng. Hoa Bạch đàn để nuôi ong rất tốt. Năng suất có thể đạt 15 - 20 m3/ha/năm hoặc hơn nữa.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Qua hơn 200 năm, kể từ khi phát hiện chi Bạch đàn thì các loài Bạch đàn luôn được nghiên cứu và bổ sung. Các chương trình thử nghiệm ở một số quốc gia như: Côngô (1970 - 1981), Pakistan (1972), Nigeria (1973), Malaysia (1980), Ấn độ (1994), Thái Lan (1987) … Nhìn chung, các công trình thử nghiệm ở các nước trên đều cho thấy Bạch đàn uro là một trong những loài sinh trưởng tốt nhất [20].

Các nghiên cứu về giống, kỹ thuật trồng rừng cũng rất được quan tâm và có những kết quả rất tốt như xu hướng trồng hỗn giao với các loài cây khác, hỗ trợ cho rừng Bạch đàn bảo vệ đất chống xói mòn như; Ấn độ trồng rừng Bạch đàn hỗn giao với Tectona grandis, Shorea robusta (Chaubey A.K và cộng sự, 1991); Indonesia trồng hỗn giao với các loài Keo (Hurlen.L và cộng sự, 1994), ở Trung Quốc Thông + Keo + Bạch đàn, ở Úc 50% Bạch đàn + 50% Keo cự ly 3x2m cho kết quả tốt [20]. Năm 1943, Ấn Độ đã nhập nội và trồng thử nghiệm trên 100 dòng. Tại chân núi Hymalaya (Ấn Độ) đã kinh doanh rừng chồi với chu kỳ 7 - 12 năm mà suốt 100 năm năng suất không suy giảm. Ở Trung Quốc trồng trên 300.000 ha (1981) và năm 2000 trồng 2 triệu ha. Các dòng Bạch đàn lai trồng bằng hom được thâm canh ở Công Gô cho năng suất trên 40 m3/ha/năm [20].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 -29 )

×