Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 46)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1.4.Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Đoan Hùng có những nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày, thấm nước tốt, lượng mùn trung

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

bình, lân dễ tiêu nghèo. Độ PH của đất thay đổi từ trung tính đến chua ở các mức độ khác nhau. Loại đất này thích hợp với đất sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên nền phù sa cổ: Đất có hàm lượng mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và trao đổi giàu và trung bình. Nhóm đất này thích hợp với đất sản xuất lâm nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Đất này được hình thành do sản phẩm dốc tụ. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, đất có độ PH chua và rất chua. Nhóm đất này chủ yếu sử dụng để gieo trồng lúa nước và các loại cây màu.

- Nhóm đất Feralít phát triển trên tầng đá mẹ sa thạch, phiến thạch, đất nghèo dinh dưỡng, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Độ PH của đất chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình, kali nghèo. Nhóm đất này thích hợp cho các loài cây công nghiệp như: Chè...

- Nhóm đất phù sa sông suối, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số giàu và dễ tiêu, ka li tổng số và trao đổi nghèo. Nhóm đất này thích hợp với một số cây ngắn ngày như: Ngô, Đậu tương...

b) Tài nguyên nước

- Nước mặt: chịu ảnh hưởng bởi sông Chảy - sông Lô là chính. Ngoài ra thông qua các ao hồ, kênh mương cũng góp phần tích cực trong việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện.

- Nước ngầm: nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan. Chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng khoan.

Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, đời sống của nhân dân.

c) Tài nguyên rừng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

tích đất rừng của Đoan Hùng có 13.174,3 ha. Trong đó diện tích rừng phòng hộ là 262,7 ha, chiếm 1,99 % tổng diện tích rừng của huyện (tập trung chủ yếu ở xã Quế Lâm, Ngọc Quan, Hùng Long, Vụ Quang); rừng đặc dụng 601,5 ha, chiếm 4,57 % (xã Vân Đồn, Tiêu Sơn, Minh Tiến, Minh Phú, Chân Mộng); rừng sản xuất 12.310,1 ha, chiếm 93,44 % tổng diện tích rừng và được phân bố ở 28 xã thị trấn. d) Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản ở Đoan Hùng chủ yếu là cát, sỏi, đá xây dựng trên sông Chảy, sông Lô, lượng cát khai thác chủ yếu sử dụng san lấp mặt bằng và các công trình xây dựng.

Ngoài ra, còn các khoáng sản khác là fenspat, cao lanh, than bùn ở Nghinh Xuyên, Chi Đám, Tây Cốc, Tiêu Sơn hiện đang được các công ty, đơn vị trong và ngoài huyện khai thác đạt hiệu quả.

e) Tài nguyên nhân văn

Đoan Hùng là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân Đoan Hùng đã tạo dựng được nhiều công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử như đình Cả, chùa Chi Đám,… tượng đài Chiến thắng sông Lô. Các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 46)