Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 99)

3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Nhận xét chung

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới về đánh giá đất, phân hạng đất đai, lập địa đã được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn, có cơ sở khoa học và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển rừng sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển và ổn định kinh tế - xã hội.

Trong những năm gần đây, ở nước ta các nghiên cứu về đánh giá đất, phân hạng đất đai đối với rừng trồng cũng đặc biệt được quan tâm. Một số nghiên cứu về thâm canh rừng trồng tập chung vào các vấn đề như cải thiện giống, làm đất, bón phân ..., một số quy trình điều tra lập địa đã giúp xác định được loài cây trồng, nhưng chưa dự báo được năng suất rừng trồng và hiệu quả kinh tế trên các lập địa đó trong tương lai. Chính vì vậy, năng suất rừng trồng cũng không nâng lên được, hiệu quả trong đầu tư sản xuất kinh doanh thấp.

Đoan Hùng là huyện có tiềm năng đất rừng trồng sản xuất khá dồi dào. Tuy nhiên, từ trước tới nay, các nghiên cứu khoa học về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp rất ít và chưa có ý nghĩa thực tiễn trong khi việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung:

- Về rừng trồng sản xuất: đề tài giới hạn nghiên cứu rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Wild), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Bạch đàn U6 (Eucalyptus urophylla S.T.Blake).

- Về hiệu quả sử dụng đất: đề tài tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường đất rừng trồng sản xuất. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí thực hiện nên trong đánh giá hiệu quả môi trường đề tài chỉ đề cập một số chỉ tiêu: Độ che phủ rừng; đặc điểm của đất dưới rừng trồng sản xuất, ảnh hưởng của rừng đến khả năng giữ nước của đất, khả năng hấp thụ CO2 trong đất của rừng trồng.

Về địa điểm:

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là 4 xã thuộc 2 tiểu vùng: Tiểu vùng hạ huyện gồm 2 xã Minh Phú, Vân Đồn; Tiểu vùng thượng huyện gồm 2 xã Ngọc Quan, Tây Cốc thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất ở huyện Đoan Hùng ở huyện Đoan Hùng

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, … - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tình hình dân số, lao động, việc làm, …

- Nhận xét, đánh giá chung.

2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất rừng trồng sản xuất (RTSX) của huyện Đoan Hùng Đoan Hùng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ - Hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất RTSX của huyện Đoan Hùng: + Hiện trạng tài nguyên rừng

+ Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp

+ Đánh giá thực trạng sử dụng đất RTSX huyện Đoan Hùng

2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất của huyện Đoan Hùng

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất (KSDĐ) rừng trồng sản xuất. - Hiệu quả xã hội (phân tích hiệu quả xã hội) của KSDĐ.

- Hiệu quả môi trường của KSDĐ rừng trồng sản xuất. - Đánh giá tổng hợp các kiểu sử dụng đất.

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất RTSX tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

- Quan điểm và định hướng chung.

- Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất RTSX.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

:

Trên quan điểm - kinh tế - xã hội - sinh thái - môi truờng, để giải quyết vấn đề, cách tiếp cận của đề tài là đa ngành, từ nghiên cứu điều kiện lập địa, thực trạng gây trồng, kết hợp giữa tư vấn của chuyên gia cho đến kế thừa có chọn lọc kiến thức bản địa của người dân địa phương. Từ đó, đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các KSDĐ rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

2.3.2. Phương pháp chọn điểm

Các điểm nghiên cứu là các xã đại diện cho các tiểu vùng sinh thái và địa hình trong huyện. Theo đặc điểm của 2 tiểu vùng địa hình là địa hình cao và địa hình Trung bình thấp, thấp hay còn gọi là tiểu vùng thượng huyện gồm có 12 xã và tiểu vùng hạ huyện gồm có 16 xã của huyện Đoan Hùng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

vùng, đa dạng về các loại hình sử dụng đất, đa dạng về chủ thể tham gia sử dụng đất góp phần thuận lợi hơn cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Tiểu vùng thượng huyện chọn xã Tây Cốc và Ngọc Quan, tiểu vùng hạ huyện chọn xã Vân Đồn và Minh Phú.

2.3.3. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản như điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, tài liệu về thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng.

- Kế thừa các số liệu về hiện trạng rừng, số liệu điều tra về tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa các tài liệu, báo cáo quy hoạch sử dụng đất, báo cáo rà soát quy hoạch 3 loại rừng.

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu những thông tin, số liệu khoa học đã có phục vụ thiết thực nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.3.4. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với phương pháp PRA với các công cụ như phỏng vấn, thảo luận, đi hiện trường để thu thập thông tin. Lập phiếu điều tra phỏng vấn theo dạng câu hỏi định hướng và bán định hướng; phiếu điều tra về sinh trưởng cây trồng; về đất. (Phụ lục 01, 02, 03).

Phỏng vấn hộ gia đình có rừng trồng sản xuất thông qua phiếu điều tra theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự mẫu là ngẫu nhiên. Nội dung điều tra chủ yếu là: Kiểu sử dụng đất, diện tích, đầu tư và thu nhập cho hoạt động sản xuất trên rừng và đất rừng, mức độ thích hợp của các cây trồng, ... phỏng vấn 75 hộ có đất rừng sản xuất trên địa bàn 4 xã (Tây Cốc, Ngọc Quan, Vân Đồn, Minh Phú) của huyện Đoan Hùng (theo phương pháp xác định dung lượng mẫu điều tra xã hội học).

Khảo sát thực địa, lập ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời trên diện tích đất rừng trồng sản xuất của các kiểu sử dụng đất điển hình tại 4 xã (Tây Cốc, Ngọc Quan, Vân Đồn, Minh Phú), diện tích mỗi OTC 500 m2

để thu thập số liệu về đường kính, chiều cao cây, đánh giá sinh trưởng, điều kiện đất đai (mỗi xã lập 9 OTC cho 3 loài cây trồng chính, tổng cộng 36 OTC).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

- Đo chiều cao vút ngọn Hvn bằng thước Bumeleiss kết hợp với đo bằng sào có khắc vạch đến cm (thước Bumeleiss là thước đo cao chuyên dụng trong ngành lâm nghiệp).

- Đánh giá sinh trưởng: tốt, khá, trung bình, xấu làm căn cứ tính hiệu quả kinh tế cây trồng.

Cây tốt là cây thân thẳng, không cong queo, sinh trưởng tốt. Cây khá là cây thân thẳng, sinh trưởng khá.

Cây trung bình là cây thân thẳng hoặc hơi cong nhưng vẫn cho sản phẩm có giá trị, không sâu bệnh.

Cây xấu là cây cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng kém.

- Từ kết quả đo D1.3, Hvn tính toán tiết diện ngang thân cây (G1,3), trữ lượng cây cá lẻ (M/ha) theo công thức M=G x H x f (m3/ha) và năng suất (m3/ha/năm)

Đào phẫu diện đất, mô tả ngoài thực địa (trong phiếu điều tra lập địa), lấy mẫu đất tại một số kiểu sử dụng đất điển hình: Xác định ngoài thực địa (độ ẩm, độ chặt, màu sắc, tỉ lệ đá lẫn, tỉ lệ rễ cây), mỗi phẫu diện lấy 2 mẫu tại độ sâu 0 - 10 và 20 - 30 cm, (riêng chỉ tiêu Carbon hữu cơ lấy cả ở độ sâu 10 - 20 cm) phân tích trong phòng các chỉ tiêu sau:

+ Độ ẩm: Sấy 105oC trong 6 giờ

+ Dung trọng: Dùng ống đóng ống có V = 100cm3

+ Thành phần cơ giới: Theo 3 cấp (cát, thịt, sét) của Mỹ. : Theo Walkley & Black

+ Đạm tổng số: Theo Kjendal

+ pH của đất: Dùng pH met M25 của Đức + P2O5 dễ tiêu: Theo Bray 2.

+ K2O dễ tiêu: Maslova và đo trên quang kế ngọn lửa.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về hướng đi và các phương pháp thực hiện nội dung của đề tài. Ý kiến của cán bộ lâm nghiêp, người dân về kinh nghiệm hay kiến thức bản địa, ...

2.3.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

trường của các mô hình sử dụng đất dựa trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất như sau:

2.3.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong chu kỳ kinh doanh của các KSDĐ rừng trồng sau khi đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại:

n t t r Ct Bt NPV 0 (1 ) (1)

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng (đồng) Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng) Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng)

t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) n là số năm

r là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

NPV dùng để đánh giá hiệu quả của các KSDĐ rừng trồng sản xuất có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, KSDĐ rừng trồng nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại, NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết mức độ đầu tư.

- Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to Cost Ratio)

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của thu nhập so với tổng giá trị hiện tại của chi phí. Công thức tính:

n t t n t t r Ct r Bt BCR 0 0 ) 1 ( ) 1 ( (2)

Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng)

t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) n là số năm

r là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các KSDĐ rừng trồng, KSDĐ nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

- Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR – Interal Rate of Return)

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là: 0 ) 1 ( 0 n t r t Ct Bt thì r = IRR (3)

Trong đó: IRR là tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng) Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng)

t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) n là số năm

r là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

IRR được tính theo %, được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, KSDĐ nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

2.3.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

- Tạo công ăn việc làm: Tính số công lao động sử dụng ở các KSDĐ cho 1 ha và tính được tiền công cho cả chu kỳ kinh doanh qua phiếu điều tra. Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tăng thu nhập của mỗi kiểu sử dụng đất rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện.

- Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương: Qua phiếu điều tra nông hộ thu thập thông tin về trình độ dân trí, về mức độ hiểu biết và mức độ quan tâm đến công tác gây trồng và bảo vệ rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

- Điều tra, phỏng vấn cán bộ nông nghiệp huyện và xã về công tác khuyến nông, khuyến lâm của địa phương, áp dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

- Ảnh hưởng của yếu tố sản xuất (chi phí) đến giá trị thu nhập trung bình năm của các loài cây trồng chính.

Áp dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas có nhiều biến giải tích: Y aX1b1X2b2X3b3...Xnbn (4)

Để phân tích ảnh hưởng của yếu tố sản xuất đến thu nhập trung bình năm của cây trồng chính cho cả chu kỳ kinh doanh của hộ gia đình, trong đó yếu tố sản xuất gồm có diện tích đất đai, lao động chính, đầu tư cây giống và phân bón của từng loài cây trồng chính của hộ gia đình. Ta có:

Y là thu nhập trung bình năm của cây trồng chính của hộ gia đình X1 là diện tích đất đai trồng loài cây

X2 là lao động chính

X3 là đầu tư cây giống và phân bón

Do đó, thu nhập trung bình năm từ loài cây trồng chính của hộ gia đình có quan hệ với các yếu tố sản xuất theo dạng hàm sản xuất (hàm Cobb – Douglas)

Y aX1b1X2b2X3b3

Bằng phép biến đổi: lnY = lna + b1lnX1 + b2lnX2+ b3lnX3

Sử dụng phần mền chuyên dụng SPSS 13.0 để tính toán.

2.3.6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá hiệu quả môi trường của các KSDĐ là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường nhằm loại trừ các KSDĐ có khả năng gây ra tác động xấu đến môi trường sinh thái. Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích tập trung vào một số vấn đề sau:

- Nâng cao khả năng che phủ của rừng; Tỷ lệ đất chưa sử dụng đưa vào trồng rừng.

- Đặc điểm của đất dưới rừng trồng sản xuất như độ ẩm đất, các chỉ tiêu lý hóa tính đất ... được xác định qua phiếu điều tra, thống kê số liệu và phân tích đất trong phòng thí nghiệm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

- Ảnh hưởng của rừng đến khả năng giữ nước dưới đất: Xác định tại cùng một thời điểm trữ lượng nước trong đất của các KSDĐ.

Trữ lượng nước trong đất theo độ ẩm tuyệt đối: W = 100 x h x d x βd (m3/ha)

Trong đó:

h - độ sâu tầng đất cần tính (cm) (ở đây lấy độ sâu h = 50 cm để tính yêu cầu để tính trữ lượng nước)

d - dung trọng đất t/m3 βd - độ ẩm tuyệt đối của đất

W - Lượng nước có trong đất tương ứng với độ ẩm đất

- Khả năng hấp thụ CO2 trong đất của rừng trồng: Hàm lượng carbon trong đất rừng trồng được phân tích như sau: Trên mỗi ÔTC lấy 3 mẫu đất ở các độ sâu lấy mẫu đất là 0-10 cm, 10-20 cm và 20-30 cm. Xác định dung trọng và tỷ trọng đất ở 3 độ sâu tương ứng. Mỗi mẫu lấy từ 1,5-2,0 kg đem phân tích hàm lượng carbon trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)