Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 78)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.2.1.Giải pháp về kỹ thuật

a) Về lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng RSX

Xác định rõ và cụ thể lập địa trồng rừng phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho RTSX bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.

Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với rà soát và xây dựng các vùng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Có kế hoạch thay thế các diện tích rừng trồng có năng suất thấp. Chú ý quy hoạch phát triển các khu chế biến lâm sản quy mô nhỏ và các trang trại lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

b) Về cơ cấu loài cây và kỹ thuật gây trồng

Bám sát quy hoạch vùng trồng RSX và lựa chọn lập địa trước khi trồng để định hướng KSDĐ trồng RSX:

+ Keo tai tượng cung cấp gỗ xẻ

+ Keo lai và Bạch đàn U6 cung cấp nguyên liệu giấy.

Kỹ thuật trồng RSX và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá cho từng loài cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các tiến

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

bộ kỹ thuật, trong đó khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng. Trong trồng rừng thâm canh, cần chú ý các biện pháp làm đất cơ giới ở những nơi đất bằng và dốc thoải, chú trọng bón phân, các biện pháp tỉa thưa và nuôi dưỡng cũng như kiểm soát dịch bệnh.

Về kỹ thuật lâm sinh, cần có nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn để có thể kết luận chính xác mục tiêu của trồng rừng sản xuất (cung cấp 1 loại hay nhiều loại sản phẩm).

Có quy hoạch vùng trồng rõ ràng và ổn định trên thực địa (lựa chọn cây trồng phù hợp lập địa).

Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh,...

Đẩy mạnh công tác khuyến lâm giúp nông dân nắm vững các kỹ thuật sản xuất như thâm canh, trồng rừng theo đường đồng mức … để sử dụng đất hiệu quả hơn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh cũng cần được quan tâm. Tuy nhiên, khi đưa các tiến bộ kỹ thuật vào cho dân cần chú ý tới nhu cầu, nhận thức, hiểu biết của dân. Đây là một trong những yếu tố xã hội quyết định đến sự thành công của các KSDĐ. Sự can thiệp từ bên ngoài vào phải là một quá trình từ thấp đến cao để từng bước phù hợp với nhận thức và hiểu biết của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 78)