Khả năng hấp thụ carbon trong đất của rừng trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 76)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.3.5.Khả năng hấp thụ carbon trong đất của rừng trồng

Một trong những chức năng có lợi từ rừng nói chung và rừng trồng nói riêng là khả năng hấp thụ Carbon làm trong sạch bầu không khí, giảm hiệu ứng nhà kính,… Tổng lượng Carbon hấp thụ trong lâm phần rừng trồng gồm Carbon tầng gỗ, Carbon trong tầng cây bụi thảm tươi, Carbon trong vật rơi rụng và Carbon trong đất rừng. Trong khuôn khổ đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu Carbon trong đất rừng.

Nghiên cứu về carbon trong đất thực chất là nghiên cứu về lượng carbon hữu cơ trong đất. Carbon hữu cơ tích lũy trong đất qua hệ rễ và các quá trình phân hủy, tiết dịch của rễ kết hợp với lá và gỗ rơi rụng xuống đất. Lượng carbon trong đất phụ thuộc lượng vật chết, rơi rụng chuyển thành chất hữu cơ, và lượng mất đi từ quá trình hô hấp của sinh vật dị dưỡng và sự xói mòn đất.

Đề tài tiến hành xác định lượng carbon trong đất theo khuyến cáo của IPCC (1996) chỉ xác định lượng carbon trong đất đến độ sâu 30cm. Các giá trị được tính trung bình cho 3 độ sâu từ 0 - 10 cm, 10 - 20 cm, 20 - 30 cm. Kết quả tính trung bình cho từng KSDĐ của các loài cây trồng tuổi 8 về các giá trị quan sát được tổng hợp ở bảng:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.14. Lƣợng carbon trong đất dƣới các loài cây trồng chính

Loài cây trồng trƣởng Sinh Dung trọng (g/cm3) Carbon hữu cơ (%) Khối lƣợng Carbon trong đất rừng (tấn/ha) Keo tai tượng Tốt 0,94 3,18 46,53 Trung bình 1,19 1,99 40,11 Xấu 1,28 1,77 38,99 Keo lai Khá 1,16 2,65 43,12 Xấu 1,32 1,81 39,46 Bạch đàn U6 Tốt 1,11 2,21 39,11 Khá 1,35 1,87 35,46 Xấu 1,39 0,96 32,41

Kết quả bảng trên cho thấy:

Khối lượng carbon hấp thụ trong đất dưới rừng trồng Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn ở tuổi 8 trên 1 ha có sự biến động và có xu hướng tăng theo sinh trưởng từ xấu đến tốt, cụ thể đối với cây trồng Keo tai tượng sinh trưởng xấu lượng Carbon hấp thụ đạt là 38,99 tấn/ha, sinh trưởng tốt đạt 46,53 tấn/ha, tương tự đối với Keo lai và Bạch đàn.

Khi so sánh lượng Carbon hấp thụ trong đất dưới rừng trồng Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn cho thấy, ở cùng cấp tuổi 8 và cùng sinh trưởng được đánh giá ở mức độ là tốt hay xấu thì lượng Carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai là lớn nhất tiếp đến là Keo tai tượng và cuối cùng là Bạch đàn.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ban đầu đánh giá lượng Carbon dưới đất rừng trồng, tổng lượng carbon hấp thụ trong toàn lâm phần rừng còn phụ thuộc nhiều vào tầng cây gỗ, mật độ rừng, tình trạng cây bụi thảm tươi và trong vật rơi rụng. Từ đó mới xác định được giá trị Carbon của rừng trồng. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, các giá trị môi trường có thể chiếm tới 60 – 70 % tổng giá trị kinh tế của rừng trồng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cơ chế buôn bán trao

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

đổi chứng chỉ giảm phát thải Carbon đang diễn biến hết sức sôi động trên thị trường thế giới, và rừng trồng là một trong những bể chứa Carbon rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 76)