Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 52)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

- Đường bộ: Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, xuyên dọc huyện có 2 tuyến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 70. Trong đó 12 xã có đường quốc lộ đi qua và 16 xã có đường rải cấp phối.Đến nay có 28/28 xã, thị trấn trong huyệncó đường giao thông đến tận trung tâm xã, tạo thành mạng lưới nối liền giữa các xã trong huyện với trung tâm huyện và các trung tâm kinh tế trong vùng.

- Đường thuỷ: Có 2 hệ thống đường thuỷ quan trọng trong lưu thông hàng hoá và các lâm đặc sản trong khu vực đó là sông Lô và sông Chảy.

b) Thủy lợi

Toàn huyện hiện có 70 km kênh mương; 14 trạm bơm với công suất tưới 1.400 ha và tiêu 450 ha. Hệ thống mương máng dẫn nước cũng thường xuyên được đầu tư cải tạo và xây mới. Tổng diện tích đất được tưới có 3.200 ha, diện tích còn lại vẫn còn phải chờ vào nước mưa nên thường xuyên ở trong tình trạng khô hạn.

Do địa hình của huyện chủ yếu là đồi, các cánh đồng nhỏ lẻ, phân tán, thung lũng hẹp không bằng phẳng. Vì vậy, vấn đề thuỷ lợi của huyện chủ yếu là đắp đập,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

làm mương, phải giữ nước phục vụ việc tưới cho sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự chảy. Đồng thời hiệu quả sử dụng của các hồ đập còn ở mức thấp, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả hơn nữa các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.

c) Điện - nước

Hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn huyện được cung cấp từ đường dây 35KV từ Thác Bà, đường dây 10KV sau trạm trung gian Tây Cốc và trạm trung gian Thanh Ba 10KV. Đến nay hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện khá hoàn chỉnh, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều có ít nhất là 1 trạm biến áp, 100% số thôn được sử dụng điện lưới quốc gia (có 98% số hộ và 95% số dân được dùng điện lưới quốc gia để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt).

Toàn huyện có 5 nhà máy nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, số hộ gia đình được dùng nước sạch trên địa bàn huyện mới chỉ đạt khoảng 20%, số còn lại nước sinh hoạt chủ yếu là giếng đào, một số hộ vùng cao dùng nước khe, suối để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

d) Giáo dục

Toàn huyện có 4 trường trung học phổ thông với 112 lớp học; 56 trường trung học cơ sở và tiểu học với 549 lớp học ; có 29 nhà mẫu giáo với 144 lớp học. Tổng số giáo viên các cấp học là 1.516 người, trong đó THPT là 116 người, THCS là 544 người, tiểu học là 578 người và 278 giáo viên nhà trẻ mẫu giáo.

e) Y tế

Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 28 trạm y tế cấp xã, thị trấn. Toàn huyện có 174 cán bộ y bác sĩ, 162 giường bệnh, y tế dự phòng đã được chú trọng. Hàng năm thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, hiến máu nhân đạo... Công tác kế hoạch hóa gia đình ngày càng được quan tâm và đạt được những thành quả khả quan.

f) Văn hoá - thông tin

Hiện nay trên địa bàn huyện có đài phát thanh, truyền hình, 100% các xã đã được phủ sóng truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã có điểm bưu điện văn hoá xã. Hàng năm vào những ngày

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

lễ lớn của đất nước phòng văn hoá đã tổ chức thực hiện tốt hoạt động thông tin tuyên truyền.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 52)