Đánh giá thực trạng sử dụng đất RTSX huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 67)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.2.3.Đánh giá thực trạng sử dụng đất RTSX huyện Đoan Hùng

a) Quá trình phát triển RTSX ở huyện Đoan Hùng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ thành các giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn từ năm 1990-2000: Trồng rừng được tiến hành theo kế hoạch Nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ, rải rác và đáp ứng mục đích phủ xanh là chủ yếu, mục tiêu trồng RSX lúc này chưa được đặt ra. Nguồn vốn trồng rừng trong giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp.

Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1990-1995), RTSX được xây dựng vẫn ở quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi các Lâm trường từ nguồn vốn vay ưu đãi.

Chương trình 327 (1993-1998) được thực hiện trên địa bàn 22 xã của huyện. Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập trung vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Chương trình PAM 3352 “Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông Bắc Việt Nam” do tổ chức lương thực thế giới FAO tài trợ thực hiện trong những năm 1997 - 2000. Chương trình PAM đã đóng góp nhất định cho công tác trồng rừng của huyện.

- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: TRSX trên địa bàn thực sự được chú ý tập trung và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Dự án đã góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trong huyện, tăng độ che phủ và khả năng phòng hộ của rừng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân miền núi, ổn định an ninh - xã hội.

Bước ngoặt của TRSX trên địa bàn huyện Đoan Hùng được đánh dấu bởi Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển RSX giai đoạn 2007 - 2015. Trong giai đoạn này TRSX thực sự được phát triển cả về lượng và chất. Ngoài các loài cây trồng chính là Keo lai và Keo tai tượng, Bạch đàn còn bổ sung thêm loài Keo tai tượng nhập ngoại từ Úc cho năng suất và chất lượng cao.

Bên cạnh đó TRSX còn được thực hiện từ nhiều các chương trình dự án khác nhau như chương trình Định canh định cư, ... Ngoài ra nhân dân trên địa bàn huyện cũng tự bỏ vốn ra tổ chức TRSX.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ b) Mục tiêu trồng rừng sản xuất

Qua điều tra, khảo sát ở huyện Đoan Hùng cho thấy mục tiêu TRSX có liên quan khá chặt chẽ tới dạng sản phẩm mà rừng trồng đem lại gồm sản phẩm cung cấp gỗ và LSNG. Với quy mô và khối lượng sản phẩm tạo ra nhiều nên RSX cung cấp gỗ là chủ yếu. Tuy nhiên, sản phẩm ngoài gỗ từ rừng cũng có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Với RTSX của huyện nhằm mục tiêu cung cấp gỗ gồm: Nguyên liệu giấy, vật liệu xây dựng với các loài cây chủ yếu Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T.Blake), Keo tai tượng (Acacia mangium Wild), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis). Trồng với mục đích tạo gỗ gia dụng với các loài cây chủ yếu như Keo tai tượng (Acacia mangium Wild), Sản phẩm ngoài gỗ với các loài cây được trồng như Tre các loại, Luồng

(Dendrocalamus barbatus Hsuech et D.Z.Li).

c) Diện tích rừng sản xuất

Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và hiện trạng điều tra chuyển đổi diện tích các loại rừng có cơ cấu tương đối hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp ổn định và bền vững. Kết quả như sau:

Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy trong số diện tích rừng của các xã, thị trấn thuộc huyện Đoan Hùng thì 27/28 xã, thị trấn có RSX với diện tích rừng trồng sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 76,2 – 100 % tổng diện tích rừng của huyện, chỉ có xã Chân Mộng là tỷ trọng RSX (24,8 %) thấp hơn tỷ trọng rừng đặc dụng (75,2 %), đặc biệt có 15/28 xã, thị trấn có 100 % diện tích rừng là RSX. Đối với rừng phòng hộ có 7/28 xã của huyện có rừng phòng hộ, tỷ trọng rừng phòng hộ với diện tích 3 loại rừng của các xã, thị trấn từ 0 - 21,6 %. Đối với rừng đặc dụng chỉ có tại 5/28 xã của huyện có rừng đặc dụng với tỷ trọng 4,8 – 75,2%. Về diện tích RSX lớn nhất huyện là xã Bằng Luân với diện tích 1.109,9 ha, xã có diện tích nhỏ nhất là Sóc Đăng với 18,7 ha.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Thống kê diện tích đất rừng theo các xã

TT Đơn vị thống kê (xã) Tổng diện tích đất LN (ha)

Phân theo chức năng

Ghi chú Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 Tổng 13.174,3 601,5 4,6 262,7 2,0 12.310,1 93,4 1 Bằng Luân 1.109,9 1.109,9 100,0 2 Bằng Doãn 1.074,9 1.074,9 100,0 3 Ca Đình 759,1 759,1 100,0 4 Chân Mộng 500,2 376,3 75,2 123,9 24,8 5 Chí Đám 151,8 151,8 100,0 6 Đại Nghĩa 318,4 10,0 3,1 308,4 96,9 7 Đồng Khê 85,9 85,9 100,0 8 Hữu Đô 122,5 5,0 4,1 117,5 95,9 9 Hùng Long 299,1 64,7 21,6 234,4 78,4 10 Hùng Quan 347,4 347,4 100,0 11 Minh Phú 831,3 41,5 5,0 789,8 95,0 12 Minh Tiến 285,6 20,2 7,1 265,4 92,9 13 Minh Lương 745,1 745,1 100,0 14 Nghinh Xuyên 485,6 485,6 100,0 15 Ngọc Quan 688,4 26,0 3,8 662,4 96,2 16 Phong Phú 184,3 184,3 100,0 17 Phúc Lai 729,2 729,2 100,0 18 Phương Trung 478,0 478,0 100,0 19 Phú Thứ 177,6 15,0 8,4 162,6 91,6 20 Quế Lâm 647,9 30,0 4,6 617,9 95,4 21 Sóc Đăng 18,7 18,7 100,0 22 Tây Cốc 552,6 552,6 100,0 23 Tiêu Sơn 558,1 26,7 4,8 531,4 95,2 24 TT Đoan Hùng 104,7 104,7 100,0 25 Vân Đồn 573,6 136,8 23,8 436,8 76,2 26 Vân Du 197,9 197,9 100,0 27 Vụ Quang 574,3 40,0 7,0 534,3 93,0 28 Yên Kiện 572,2 72,0 12,6 500,2 87,4

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Như vậy đối với huyện Đoan Hùng thì RSX giữ một vai trò quan trọng trong phát triển trồng rừng của huyện. Với diện tích rừng trồng sản xuất hiện có là 12.035,2 ha và quỹ đất dành cho trồng RSX là 197,1 ha, đây là tiềm năng thúc đẩy sự phát triển KTLN của huyện trong những năm tiếp theo.

d) Các kiểu sử dụng đất rừng trồng sản xuất

Trong những năm qua, phát triển sản xuất lâm nghiệp huyện Đoan Hùng có những chuyển biến tích cực đã hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến; năng suất, chất lượng và độ che phủ rừng không ngừng được nâng lên là điều kiện quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn miền núi, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện; Và trong thời gian tới đã xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển rừng là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của huyện.

Trên cơ sở nghiên cứu tại địa bàn huyện Đoan Hùng nói chung và các điểm nghiên cứu nói riêng. Qua thực tế điều tra, khảo sát RTSX của huyện có các kiểu sử dụng đất chính sau:

Bảng 3.4. Một số kiểu sử dụng đất chính của huyện Đoan Hùng

Kiểu sử dụng đất Phƣơng thức trồng Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

Rừng trồng Keo Trồng thuần loài 7.157,5 59,5

Rừng trồng Bạch đàn Trồng thuần loài 3.717,0 30,9

Rừng trồng Keo - Bạch đàn Trồng hỗn giao 1.068,3 8,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rừng trồng Bồ đề Trồng thuần loài 19,1 0,2

Rừng trồng Luồng Trồng thuần loài 36,8 0,3

Các KSDĐ khác 36,5 0,3

Tổng cộng 12.035,2 100,0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đoan Hùng (2012)

Qua điều tra cho thấy loài cây TRSX trên địa bàn huyện Đoan Hùng là khá đa dạng tuy nhiên lại chỉ tập trung vào KSDĐ rừng trồng các loài cây mọc nhanh, gỗ nhỏ nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo, ván dăm, gỗ trụ mỏ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

như các loài Keo (Keo lai và Keo tai tượng), Bạch đàn U6,còn lại các loài cây gỗ lớn như Trám, Thông và một số loài cây Bản địa chỉ được trồng phân tán hoặc tập trung trên diện tích hẹp song không nhiều.

Qua bảng 3.4 cho ta thấy KSDĐ rừng trồng Keo là KSDĐ được trồng ưu chuộng nhất hiện nay ở Đoan Hùng chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 59,5 %. Bước đầu xác định là cây cho hiệu quả kinh tế cao và cải tạo đất tốt. Trữ lượng những lô rừng trồng Keo được đầu tư thâm canh có năng suất có thể đạt từ 100 - 120 m3

.

KSDĐ rừng trồng Bạch đàn cũng là KSDĐ được các hộ gia đình và công ty lâm nghiệp trồng nhiều vì cho hiệu quả kinh tế khá cao nhưng lại là cây rất hại đất. Trữ lượng rừng Bạch đàn là 70 - 90 m3

.

Tổng diện tích rừng trồng Keo và Bạch đàn chiếm 99,2% diện tích đất RTSX. e. Sinh trưởng rừng trồng sản xuất

Qua điều tra, khảo sát đo đếm thu thập số liệu đưa ra kết quả sinh trưởng trung bình của các loài cây ở tuổi 8 trong những KSDĐ như sau:

Bảng 3.5. Sinh trƣởng của các loài cây trồng chính

Vùng Kiểu sử

dụng đất Loài cây trƣởng Sinh Mật độ cây/ha

D1.3 (cm) Hvn (m) Trữ lƣợng (m3/ha) Năng suất (m3/ha/năm) Vùng thượng huyện Rừng trồng Keo Keo tai tượng Khá 850 13,1 13,8 86,95 10,87 Trung bình 850 12,6 13,3 77,53 9,69 Xấu 850 11,3 11,0 51,57 6,45 Keo lai Tốt 850 13,7 13,9 95,79 11,97 Khá 850 12,7 12,5 74,03 9,25 Xấu 850 10,5 10,5 42,50 5,31 Rừng trồng Bạch đàn Bạch đàn U6 Khá 900 12,2 12 69,44 8,68 Trung bình 900 9,7 10,4 38,04 4,76 Xấu 900 8,2 10,2 26,66 3,33 Vùng hạ huyện Rừng trồng Keo Keo tai tượng Tốt 850 15 16,3 134,66 16,83 Khá 850 14,1 15,1 110,23 13,78 Xấu 850 12,5 11,5 65,98 8,25 Keo lai Khá 850 13,8 14,2 99,29 12,41 Trung bình 850 12,3 12,4 68,88 8,61 Xấu 850 11,6 11,2 55,34 6,92 Rừng trồng Bạch đàn Bạch đàn U6 Khá 900 13,2 12,5 84,67 10,58 Trung bình 900 11,5 11,2 57,58 7,20 Xấu 900 10,0 10,9 42,38 5,30

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ Qua kết quả bảng 3.5 cho ta thấy:

Sinh trưởng của cả 3 loài cây trồng Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn U6 trong 2 KSDĐ rừng trồng Keo và Bạch đàn ở vùng hạ huyện đều tốt hơn vùng thượng huyện ví dụ như cùng sinh trưởng khá Keo tai tượng ở vùng hạ huyện có năng suất 13,78 m3/ha/năm, Keo tai tượng ở vùng thượng huyện có năng suất 10,87 m3/ha/năm, cũng tương tự đối với Keo lai và Bạch đàn. Có thể lý giải là do nhiều yếu tố nhưng phải nói đến là yếu tố lập địa tác động ở 2 vùng và ngay tại một địa điểm thì vị trí chân, sườn, đỉnh sinh trưởng của cây trồng cũng khác nhau do có sự khác nhau về dinh dưỡng trong đất, thông thường dưới chân đồi có tầng đất dày...

Trong 3 loài cây trồng thì rừng Keo tai tượng sinh trưởng tốt nhất. Tại vùng hạ huyện, Keo tai tượng sinh trưởng tốt có năng suất 16,83 m3/ha/năm. Sau đó đến sinh trưởng của rừng Keo lai, tại vùng hạ huyện, Keo lai sinh trưởng khá có năng suất 12,41 m3/ha/năm. Và Bạch đàn U6, tại vùng hạ huyện sinh trưởng khá có năng suất 10,58 m3/ha/năm.

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất huyện Đoan Hùng

Khi đưa ra một KSDĐ thì người nông dân thường nghĩ đến lợi nhuận kinh tế là đầu tiên, sau đó người nông dân mới xét đến tính ổn định của thị trường tiêu thụ, yếu tố bảo vệ đất, bảo vệ môi trường ... Để đánh giá hiệu quả của mỗi loài cây trồng chính trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi dựa vào các chỉ tiêu như: hiệu quả kinh tế cao, tính ổn định của thị trường, tạo công ăn việc làm đảm bảo đời sống người dân, khả năng thích nghi với đất đai, tính bảo vệ môi trường...

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả kinh tế trước hết phải đánh giá kết quả sản xuất và chi phí, được tính dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Đề tài dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn huyện Đoan Hùng và các vùng lân cận năm 2012.

Tính hiệu quả kinh tế của các loài cây trồng thì cần tính giá cả, năng suất, chi phí và lợi nhuận cho một ha đất sản xuất theo công thức (1), (2), (3). Sau khi phỏng vấn và thảo luận với một số hộ nông dân, họ đã đưa ra giá cả của sản phẩm và tính được số công, chi phí và lợi nhuận kinh tế, số ngày công tính cho 1 ha.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

thường không loại trừ được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rừng khí hậu thời tiết và các rủi ro khác ...

Cơ sở tính toán:

- Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu, định mức kinh tế áp dụng cho một số loài cây trồng lâm nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Căn cứ vào năng suất, dự đoán sản phẩm đạt được của các loài cây trồng lâm nghiệp.

- Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế tại xã về giá cả một số loại vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, giá bán lâm sản và sản phẩm phụ tại thời điểm nghiên cứu.

Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với rừng trồng được tiến hành tính toán cụ thể với 3 loại cây trồng chính là: Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn với chu kỳ 8 năm, đây là các loài cây trồng phổ biến nhất, có diện tích tập trung và tương đối rộng trên địa bàn huyện.

Bảng 3.6. Thu nhập thuần của các KSDĐ chính

TT Tiểu vùng Kiểu sử dụng đất chính Cây trồng chính Tổng chi

(đồng/ha) (đồng/ha) Tổng thu

Cân đối (r=0) đồng/ha 1 Vùng thượng huyện Rừng trồng Keo

Keo tai tượng 17.568.833 61.662.865 44.094.033 Keo lai 18.113.333 54.227.952 36.114.619 Rừng trồng Bạch đàn Bạch đàn U6 17.696.805 47.046.082 29.349.277 2 Vùng hạ huyện Rừng trồng Keo

Keo tai tượng 17.568.833 88.103.495 70.534.663 Keo lai 18.113.333 70.309.064 52.195.732 Rừng trồng

Bạch đàn Bạch đàn U6 17.696.805 59.920.363 42.223.558

Nguồn: Tổng hợp, phân tích từ phiếu điều tra (2013)

Qua bảng 3.6 có một số nhận xét sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

lãi vay ngân hàng, theo kết quả phỏng vấn hộ gia đình và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN [3] để tính chi phí trồng 1 ha RSX tại 2 tiểu vùng đối với cùng loài cây trồng là như nhau, mặc dù tiểu vùng thượng huyện có những khó khăn nhất định hơn là địa hình khó khăn hơn, nhưng do trong định mức không đưa địa hình cao thấp vào để tính định mức lao động các khâu công việc trồng rừng.

Trong cả 3 loài cây trồng chính Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn U6 thì thì tổng chi phí để trồng 1 ha Keo lai là cao nhất 18.113.333 đồng/ha, tiếp đến là Bạch đàn tổng chi phí là 17.696.805 đồng/ha, và đến Keo tai tượng tổng chi phí thấp nhất là 17.568.833 đồng/ha.

Đối với tổng thu: Tại 2 vùng thì tổng thu của loài cây Keo tai tượng là cao nhất, tại vùng hạ huyện tổng thu 88.103.495 đồng/ha, sau đến Keo lai với tổng thu tại vùng hạ huyện là 70.309.064 đồng/ha và Bạch đàn có tổng thu thấp nhất, tại vùng hạ huyện là 59.920.363 đồng/ha.

Sau khi cân đối giữa tổng thu và tổng chi cho thi nhập thuần thì Keo tai tượng kinh doanh có lãi nhất, tại vùng hạ huyện là 70.534.663 đồng/ha, tiếp đến là Keo lai là 52.195.732 đồng/ha tại vùng hạ huyện và cuối cùng là Bạch đàn U6 tại vùng hạ huyện 42.223.558 đồng/ha.

Và ở tại 2 vùng thượng huyện và hạ huyện thì vùng hạ huyện kinh doanh có lãi hơn và cho tổng doanh thu cao hơn vùng thượng huyện.

KSDĐ rừng trồng Keo có tổng doanh thu lớn hơn KSDĐ rừng trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 67)