HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
3.2.2. Phân loại chi phí
Phân loại chi phí là công việc đầu tiên mà bất cứ hệ thống kế toán quản trị chi phí nào cũng phải thực hiện. Để có thể lập dự toán, kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, một điều kiện tiên quyết là phải và có sự hiểu biết sâu sắc về chi phí của đơn vị mình. Chính vì vậy, ngoài cách phân loại chi phí theo nội dung và theo chức năng giống như kế toán tài chính, để có thể vận hành được hệ thống kế toán quản trị chi phí, cần phân loại chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Điện Biên theo cách ứng xử của chi phí đối với mức độ hoạt động- khối lượng sản phẩm dịch vụ thành biến phí (chi phí khả biến), định phí (chi phí bất biến) và chi phí hỗn hợp.
Bảng 3-1
Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây dựng tỉnh Điện Biên theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Yếu tố Biến phí Định phí Hỗn hợp Ghi chú
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp x 2. Chi phí nhân công trực tiếp x 3. Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí nhân công sử dụng máy - Chi phí vật liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao máy thi công - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác x x x x x x x
4. Chi phí sản xuất chung x
- Chi phí nhân viên phân xưởng x
- Chi phí vật liệu x
- Chi phí dụng cụ sản xuất x
- Chi phí khấu hao TSCĐ x
- Chi phí dịch vụ mua ngoài x
- Chi phí bằng tiền khác x
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp x
- Chi phí nhân viên quản lý x
- Chi phí vật liệu quản lý x
- Chi phí đồ dùng văn phòng x
- Chi phí khấu hao TSCĐ x
- Thuế, phí và lệ phí x
- Chi phí dịch vụ mua ngoài x
- Chi phí bằng tiền khác x
Việc phân biệt định phí, biến phí có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng, mặt khác còn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí (để tiết kiệm biến phí cần thực hiện quản lý chúng theo định mức, tìm biện pháp hạ thấp mức tiêu hao chi phí bằng cách sử dụng vật liệu thay
thế, tăng năng suất lao động, giảm các khoản thiệt hại trong sản xuất …, để nâng cao hiệu quả sử dụng định phí cần có biện pháp sử dụng tối đa công suất hoạt động). Mặt khác, việc phân biệt định phí, biến phí là cơ sở để xây dựng dự toán chi phí hợp lý, ứng với mọi mức hoạt động theo dự kiến.
Đối với chi phí hỗn hợp, việc xác định đâu là định phí, đâu là biến phí thường sẽ gặp khó khăn, vì thế để xác định doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau:
* Phương pháp cực đại- cực tiểu
Phương pháp này được sử dụng để tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí, từ đó các nhà quản trị kinh doanh dự đoán chi phí hỗn hợp căn cứ vào quy mô của hoạt động.
Trình tự áp dụng phương pháp này như sau:
- Xác định điểm cực đại, cực tiểu của chi phí hỗn hợp gắn với quy mô hoạt động.
- Xác định hệ số a của yếu tố chi phí biến đổi trong chi phí hỗn hợp: a
∆ Chi phí hỗn hợp =
∆ Quy mô hoạt động - Xác định biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp:
Biến phí ở điểm cực đại
Quy mô hoạt động
ở điểm cực đại a = x Định phí ở điểm cực đại Tổng chi phí hỗn hợp ở điểm cực đại Biến phí ở điểm cực đại = - Biến phí ở điểm cực tiểu
Quy mô hoạt động
ở điểm cực tiểu a = x Định phí ở điểm cực tiểu Tổng chi phí hỗn hợp ở điểm cực tiểu Biến phí ở điểm cực tiểu = -
Ycphh = ax + b
(a: tỷ lệ biến phí trong chi phí hỗn hợp; b: định phí; x: quy mô hoạt động). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản song độ chính xác chưa cao khi dự đoán chi phí hỗn hợp ngoài phạm vị hoạt động của quy mô xác định.
* Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Phương pháp này căn cứ trên sự biến thiên của hàm chi phí tuyến tính: Y = ax + b
(a: tỷ lệ biến phí trong chi phí; b: định phí; x: biến số độc lập- đối tượng của quy mô hoạt động).
Từ phương trình này, tập hợp n phần tử quan sát, ta có hệ thống phương trình sau:
∑xy = b∑x + a∑(x2) ∑y = nb + a∑x
Giải hệ phương trình này ta sẽ xác định được các yếu tố a và b, lập được phương trình hồi quy thích hợp.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí là cách phân loại đặc biệt chú ý trong việc phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc hoạch định, kiểm tra và ra quyết định. Cách phân loại này quan tâm đến cách ứng xử chi phí và dựa vào đó có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí- sản lượng- lợi nhuận. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra quyết định ngắn hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Việc phân biệt định phí, biến phí giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí:
+ Đối với biến phí: phương hướng chính là tiết kiệm biến phí đơn vị.
+ Đối với định phí: cần phấn đấu để nâng cao hiệu quả của định phí trong sản xuất kinh doanh.
Nhà quản trị doanh nghiệp cần xác định một kết cấu định phí và biến phí phù hợp với chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.