Phân tích mối quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận (C-V-P)

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 39 - 41)

Sản phẩ m2Sản phẩm

1.2.4. Phân tích mối quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận (C-V-P)

Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí- sản lượng- lợi nhuận hay còn gọi là phân tích mối quan hệ C- V- P là một trong những nội dung quan trọng của kế toán quản trị. Việc phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn bản chất hơn về tình hình kinh doanh thực tế, từ đó có các quyết định đúng đắn. Cơ sở của việc phân tích này chính là phân loại chi phí thành biến phí, định phí và lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí.

Trước hết ta cần tìm hiểu một số khái niệm cơ bản:

- Số dư đảm phí là số tiền còn lại của doanh số bán hàng sau khi đã trừ đi các chi phí khả biến. Số dư đảm phí được sử dụng để trang trải định phí, nếu số dư đảm phí nhỏ hơn định phí thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí

Số dư đảm phí được xác định bằng số tuyệt đối và số tương đối:

- Mức số dư đảm phí: là chênh lệch giữa tổng doanh thu với tổng biến phí (hoặc chênh lệch giữa giá bán với biến phí một sản phẩm thì được gọi là đóng góp đơn vị).

- Tỷ lệ số dư đảm phí: là mối quan hệ giữa tổng mức số dư đảm phí với tổng doanh thu hoặc mối quan hệ giữa biến phí một sản phẩm với đơn giá bán và được biểu hiện bằng số %.

a, Phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn là khởi điểm của phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận. Thông qua việc phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định được mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp chi phí đã bỏ ra.

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hoặc giá được thị trường chấp nhận.

Định phí Sản lượng hòa vốn =

Mức số dư đảm phí đơn vị

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, điểm hòa vốn được xác định theo doanh thu:

Tổng định phí Doanh thu hòa vốn =

Tỷ lệ số dư đảm phí

Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp cho nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực trong mối liên hệ giữa nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điểm hòa vốn, từ đó có các quyết định chủ động và tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

b, Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường mong muốn đạt được mức lợi nhuận cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, do vậy các nhà quản trị phải sử dụng tốt các công cụ tài chính. Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ tài chính quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa biến phí và định phí trong các tổ chức hoạt động.

Đòn bẩy kinh doanh là tỷ số giữa số dư đảm phí và lợi nhuận hoặc giữa % tăng, giảm của lợi nhuận so với % tăng, giảm của doanh thu.

Đòn bẩy kinh doanh là một phương tiện nhằm đạt được sự tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.

Cách xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Tổng số dư đảm phí = Tổng lợi nhuận Hoặc: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

% tăng, giảm của lợi nhuận =

% tăng, giảm của doanh thu

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu chi phí lại phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề, điều kiện trang bị vật chất của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Do vậy, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh chi phối tới mức độ rủi ro trong các phương án đầu tư. Những dự án đầu tư có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì hệ số an toàn thấp và ngược lại.

Đòn bẩy kinh doanh thực chất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Do đó, lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu và ngược lại. Trong những hoạt động có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao chỉ cần doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng hơn 1%, mặt khác khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận giảm hơn 1%. Đó chính là phương tiện để các nhà quản trị kinh doanh dự đoán mức lợi nhuận trong kỳ tới.

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w