Sản phẩ m2Sản phẩm
1.2.3.2. Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh
Dự toán là một công cụ để lập kế hoạch và kiểm tra được sử dụng rất rộng rãi trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có hệ thống các bản dự toán, dự toán là phương tiện đắc lực cho các nhà quản lý trong việc điều hành doanh nghiệp.
Mục đích của dự toán là cụ thể hóa mục tiêu của các nhà quản trị, thiết lập các kế hoạch ngắn hạn, dự báo thu nhập từ một kế hoạch định trước, thiết lập kế hoạch đầu tư, triển khai một dự án sản xuất, lập kế hoạch mua, dự báo việc tuyển dụng nhân sự hoặc kế hoạch đào tạo, lập dự toán sản xuất, lập dự toán tài chính, lập dự toán tổng thể.
Dự toán là một công cụ của các nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi họ phải biết thích ứng dự toán với từng nhu cầu riêng rẽ và với hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp. Vì vậy, dự toán có rất nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, người ta có thể triển khai thực hiện kế hoạch theo loại nghiệp vụ, theo các loại nguồn lực khác nhau, theo hoạt động, theo các trung tâm trách nhiệm, theo quá trình, …
Phương pháp xây dựng dự toán:
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế của từng công trình và hệ thống định mức để dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình hoặc hạng mục công trình một cách phù hợp. Thông thường dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các dự toán khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho việc hoàn thành các công trình và đơn giá của một đơn vị khối lượng nguyên vật liệu đó.
Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp từng hạng mục = Khối lượng thiết kế x Định mức nguyên vật liệu x Đơn giá dự kiến Trên cơ sở dự toán đã được xây dựng các doanh nghiệp xây dựng khi thi công sẽ tiến hành dự toán khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp phải thỏa mãn cho xây dựng và nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ cho từng giai đoạn. Như vậy, nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo công thức sau:
vật liệu trực tiếp trong kỳ liệu trực tiếp cho sản xuất trực tiếp cần để tồn kho cuối kỳ liệu trực tiếp tồn kho đầu kỳ - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Là việc dự tính tổng số tiền lương của công nhân liên quan đến việc xây dựng công trình, hạng mục công trình. Cũng như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cũng căn cứ vào khối lượng công trình, định mức nhân công và đơn giá nhân công để lập dự toán công trình. Tuy nhiên, khác với nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công là lao động của doanh nghiệp không thể yêu cầu theo tiến độ công trình như nguyên vật liệu nên nhà quản trị phải lên kế hoạch sử dụng lao động, không để tình trạng quá thừa hay quá thiếu lao động ở các thời kỳ thi công khác nhau, sử dụng tốt lực lượng lao động, quản lý chi phí chặt chẽ và có cơ sở cho việc phân tích chi phí nhân công. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp có thể được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định thời gian cần thiết để hoàn thành công trình: Thời gian cần
thiết để hoàn thành công trình
=
Định mức thời gian hoàn thành một khối lượng
hạng mục công trình
x
Khối lượng hạng mục công trình Bước 2: Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp:
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
=
Thời gian cần thiết để hoàn thành công trình x Định mức đơn giá của một đơn vị thời gian
- Dự toán chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung: Để dự toán 2 loại chi phí này có thể thực hiện bằng một trong hai phương pháp:
+ Dự toán từng khoản chi phí sau đó tổng hợp để xác định tổng chi phí.
+ Phân chia chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí, dự toán theo các loại chi phí đó và tổng hợp lại để xác định tổng số chi phí.
Định phí trong chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung thường là những khoản chi phí khi tăng hay giảm khối lượng công trình, hạng mục công trình thì số tiền chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Vì vậy vấn đề cốt lõi là chỉ cần xác định dự toán chi phí biến đổi.
Dự toán của chi phí biến đổi có thể được xác định như sau: Chi phí
biến đổi =
Tổng thời gian lao động trực tiếp x
Đơn giá chi phí biến đổi
Như vậy dự toán chi phí sử dụng máy thi công (chi phí sản xuất chung) có thể tính như sau:
Dự toán chi phí sử dụng máy thi công
(chi phí SXC)
=
Dự toán định phí sử dụng máy thi công
(định phí SXC)
+
Dự toán biến phí sử dụng máy thi công
(biến phí SXC) Từ việc xác định dự toán ta có thể xác định được khối lượng, giá thành cũng như kế hoạch về thời gian thực hiện. Qua đó có thể xác định dự toán kết quả hoạt động kinh doanh. Lập dự toán có ý nghĩa quyết định trong việc xác định giá dự thầu của doanh nghiệp. Dự toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, từng địa điểm phát sinh chi phí, từng hợp đồng và từng thời kỳ kinh doanh sẽ là công cụ quản lý chủ yếu của các nhà quản trị trong doanh nghiệp xây dựng.