Thực trạng phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 58 - 60)

Nhân viên kinh tế các đội công trình

2.2.3. Thực trạng phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm

Như đã nêu ở chương 1, hoạt động xây dựng là hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng do vậy phương pháp xác định chi phí theo công việc được vận dụng để xác định chi phí cho công trình. Đối tượng tập hợp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình. Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất, tùy thuộc vào công dụng của từng loại chi phí mà kế toán vận dụng phương pháp tập hợp và phân bổ thích hợp. Đối với những khoản chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì sẽ được tập hợp thẳng vào công trình, hạng mục công trình đó như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,… còn đối với những khoản chi phí liên quan đến nhiều đối tượng như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ, dụng cụ phân bổ trong kỳ, chi phí sản xuất chung, … phải tập hợp chung theo nơi phát sinh chi phí rồi tiến hành

phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên tiêu thức được lựa chọn để phân bổ những khoản mục chi phí gián tiếp cho công trình vẫn còn tùy tiện, mang tính chủ quan dẫn đến việc tính giá thành của công trình, hạng mục công trình chưa chính xác.

Như trên đã đề cập, việc nhận thức về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn chưa đầy đủ, kế toán quản trị chưa thực sự được quan tâm. Việc hạch toán các phần hành kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng chủ yếu do kế toán tài chính đảm nhiệm và thể hiện như sau:

* Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành của công trình xây lắp (thường chiếm từ 70 - 75% tổng giá trị công trình), do đó việc hạch toán chính xác và đầy đủ các khoản mục này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định, đảm bảo tính chính xác của giá thành xây lắp công trình, hạng mục công trình. Bên cạnh đó việc hạch toán chính xác và đầy đủ các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp theo dõi và đánh giá được các chi phí vật liệu phát sinh và đưa ra những biện pháp làm giảm mức tiêu hao vật liệu trong quá trình thi công.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp xây dựng bao gồm rất nhiều loại như chi phí về gạch, xi măng, sắt, thép…sử dụng cho việc xây dựng các công trình. Đây là loại chi phí trực tiếp nên khi phát sinh đối với công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán cho công trình, hạng mục công trình đó và được hạch toán chi tiết theo từng loại, từng thứ, từng nhóm, theo cả hiện vật và giá trị thực tế.

Nhìn chung, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên khá quy củ với việc hạch toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (quyết định số 48) mở sổ chi tiết tài khoản 154 không chi tiết theo khoản mục chi phí mà tập hợp tất cả các khoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình. Các công ty TNHH áp dụng chế độ kế toán

theo quyết định 48 mở sổ kế toán chi tiết tài khoản 621 theo dõi và tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở các chứng từ xuất kho (đối với nguyên vật liệu xuất qua kho), hoặc hóa đơn giá trị gia tăng (đối với nguyên vật liệu xuất thẳng).

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 58 - 60)