Thống nhất nhận thức về tính chi phí kinh doanh và cam kết áp dụng

Một phần của tài liệu triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông i sơn la (Trang 94 - 97)

- CPKD sử dụng vốn

3.2.1.Thống nhất nhận thức về tính chi phí kinh doanh và cam kết áp dụng

Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh điều vô cùng quan trọng mà không một Công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, vốn bỏ ra có hiệu quả và có đem lại lợi nhuận như mong muốn hay không?... Có thể nói, quản trị CPKD và sử dụng thông tin CPKD là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Các Công ty muốn phát triển và nâng cao lợi nhuận luôn không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các loại chi phí và nguồn vốn, đồng thời phải tái đầu tư các nguồn vốn đó cho những dự án triển vọng nhất.

CPKD là tổng số tiền tương đương với toàn bộ hao phí về các nguồn lực mà Công ty đã bỏ ra trong một giai đoạn kinh doanh nhất định. Việc sử dụng thông tin CPKD không chỉ đơn thuần là sử dụng các số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của các công trình, HMCT hay theo nơi phát sinh chi phí.

Lợi ích của của mô hình tính CPKD:

- Thông tin tính CPKD là cơ sở cho việc ra các quyết định mà trước hết là quyết định quản trị. Quyết định quản trị cần thông tin gì thì sử dụng thông tin CPKD loại đó. Chẳng hạn, các nhà quản trị có thể sử dụng thông tin về kết quả hoạt động theo công trình hoặc HMCT; sử dụng thông tin về kết quả hoạt động

theo mức lãi thô để ra các quyết định về chương trình, năng lực sản xuất, đầu tư trung và dài hạn.

- Thông tin tính CPKD làm cơ sở để nhà quản trị đưa ra chính sách giá cả từ đó có thể ra các quyết định ngắn hạn ở chương trình và năng lực sản xuất hiện có.

- Các nhà quản trị sử dụng thông tin CPKD để có thể chỉ ra những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của Công ty trong kỳ. Ngoài ra, các thông tin đó còn giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của Công ty bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, các dự án của Công ty…

Trong giai đoạn hiện nay tại các doanh nghiệp nói chung và tại CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La nói riêng đều mới chỉ tổ chức hệ thống kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước mà chưa hiểu cũng như chưa xây dựng và triển khai mô hình tính CPKD. Do đó để xây dựng mô hình tính CPKD tại Công ty đòi hỏi nhà quản trị phải nhận thức được tầm quan trọng của việc triển khai mô hình

Trước hết, nhà quản trị Công ty phải nhận thức được thế nào là tính CPKD? Và vì sao phải tổ chức hệ thống kế toán tài chính và tính CPKD tại Công ty?

+ Tính CPKD là quá trình phân tích, tính toán và tập hợp các chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ) nhằm cung cấp thường xuyên các thông tin về chi phí kinh doanh đảm bảo độ chính xác cần thiết làm cơ sở cho các quyết định quản trị kinh doanh.

+ Trong Công ty cần tổ chức hệ thống kế toán tài chính và tính CPKD bởi kế toán tài chính tính toán và cung cấp thông tin cho các chủ thể có liên quan ở bên ngoài quá trình kinh doanh của DN (các cơ quan quản lý nhà nước, ngân

hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp...), còn kế toán quản trị thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có trong nội bộ DN nhằm cung cấp cơ sở thông tin kinh tế bên trong cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại, tương lai. Thông tin chi phí do kế toán quản trị cung cấp là chi phí kinh doanh, là căn cứ tin cậy để đánh giá đúng kết quả, hiệu quả kinh doanh của DN.

Xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng và triển khai mô hình tính CPKD đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi người trong Công ty do đó cần tổ chức những khóa học nhận thức cho các thành viên trong toàn Công ty.

+ Đối với nhân viên trực tiếp thực hiện công việc tính CPKD thì phải được đào tạo về nhận thức cũng như kỹ năng tính CPKD thông qua các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về tính CPKD.

+ Đối với các nhân viên khác trong Công ty có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác tính CPKD cũng phải nhận thức được vai trò của tính CPKD đối với hoạt động của Công ty và sẵn sàng phối hợp với bộ phận tính CPKD.

Để xây dựng được mô hình tính CPKD đòi hỏi Công ty phải có những đổi mới trong công tác ghi chép ban đầu, tổ chức lại bộ máy kế toán thành hai bộ phận là kế toán tài chính và tính CPKD, tiến hành đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về tính CPKD trong phạm vi toàn Công ty. Khi đã nhận thức và xây dựng được mô hình tính CPKD phù hợp thì việc triển khai mô hình vào Công ty khá đơn giản tuy nhiên mô hình tính CPKD này không chỉ áp dụng tại văn phòng Công ty mà tại từng ĐCP cũng phải kết hợp áp dụng mô hình này, như vậy chi phí phát sinh được tính toán tại từng khâu của quá trình sản xuất, tại từng ĐCP và nộp về Phòng Tài vụ - Vật tư, từ số liệu của các ĐCP chuyển về kế toán lập

các bảng tính CPKD chung cho toàn Công ty. Dựa vào bảng tổng hợp này nhà quản trị sẽ có thông tin về tình hình sử dụng chi phí tại từng bộ phận, từng công trình (HMCT), bộ phận nào tiết kiệm và bộ phận nào lãng phí chi phí để từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông i sơn la (Trang 94 - 97)