Đánh giá thực trạng công tác tính chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty

Một phần của tài liệu triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông i sơn la (Trang 53 - 56)

tại Công ty

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế công tác tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công tác giả có những đánh giá về thực trạng công tác tính chi phí tài chính, tập trung vào các nội dung của tính CPKD như sau:

- Về phân loại chi phí: ưu điểm của việc phân loại chi phí hiện nay tại Công ty là đã tiến hành phân loại chi phí kinh doanh theo nội dung và theo chức năng của chi phí. Việc sắp xếp chi phí của doanh nghiệp thành các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi tiết các khoản mục chi phí này theo từng công trình, HMCT đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán tài chính phục vụ cho công tác lập các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trên góc độ tính CPKD, cách phân loại chi phí hiện nay tại Công ty về cơ bản chưa đáp ứng được

các yêu cầu cung cấp thông tin của quản trị nội bộ.

- Đối với khoản mục chi phí NVL trực tiếp: ưu điểm trong công tác tập hợp chi phí NVL trực tiếp là Công ty tính chi phí NVL trực tiếp xuất dùng cho các công trình, HMCT theo giá nhập kho với cách tính toán này tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của tính CPTC. Tuy nhiên, trên góc độ tính CPKD thì Công ty chưa tính được CPKD sử dụng NVL. Để khắc phục vấn đề này khi tập hợp chi phí NVL cần tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật để đảm bảo Công ty có thể mua sắm lại những NVL đó với khối lượng tương ứng đã bỏ ra khi giá cả NVL trên thị trường biến động tăng. Đồng thời Công ty chưa lập bảng phân bổ chi tiết NVL sử dụng cho từng bộ phận thi công mà mới chỉ dừng lại ở việc xác định chi phí NVL dùng chung cho cả công trình. Do đó không đánh giá được mức độ sử dụng NVL của các đội thi công là tiết kiệm hay lãng phí để đưa ra những biện pháp khắc phục.

- Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: để phục vụ cho việc tính chi phí tài chính nên các khoản trích theo lương của Công ty chỉ tính 19% quỹ lương cơ bản vào chi phí sản xuất trong đó BHXH 15%, BHYT 2% và kinh phí công đoàn 2% chưa tính đủ các khoản trích theo lương phục vụ cho công tác tính CPKD bảo hiểm bằng 25% quỹ lương cơ bản (trong đó 20% BHXH, 3% BHYT, 2% bảo hiểm thất nghiệp).

- Đối với khoản mục chi phí sử dụng máy thi công: lương của công nhân lái máy, chi phí nhiên liệu, khấu hao máy thi công Công ty phân bổ vào chi phí của từng công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng của các công trình, phân bổ như vậy chỉ đáp ứng nhu cầu tính giá thành và lập báo cáo tài chính mà chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin quản trị. Bởi trên

thực tế có những công trình chủ yếu thi công bằng máy như vậy chi phí máy sẽ cao và nhân công trực tiếp sẽ thấp và ngược lại có những công trình chủ yếu sử dụng lao động thủ công thì chi phí nhân công cao và chi phí máy sẽ giảm xuống. Do đó, việc phân bổ khấu hao máy thi công phải căn cứ vào số ca máy thực tế hoặc số ca máy đã được quy đổi phục vụ cho từng công trình chứ không thể căn cứ vào chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại mỗi công trình.

- Đối với công tác tính khấu hao TSCĐ: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ, cơ sở để tính khấu hao là nguyên giá TSCĐ, thời gian tính khấu hao theo quy định của Nhà nước. Với cách tính khấu hao này tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về giá trị đáp ứng được nhu cầu thông tin tài chính, đồng thời việc thời gian tính khấu hao theo quy định của Nhà nước không phù hợp với điều kiện của Công ty do đó sẽ dẫn đến 2 trường hợp: nếu thời gian tính khấu hao ngắn quá dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ trên công trình, HMCT quá cao, đẩy Công ty vào thế bất lợi trong cạnh tranh về giá; nếu thời gian tính khấu hao dài quá dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ trên công trình, HMCT ít quá đẩy Công ty vào thế có thể chưa khấu hao hết TSCĐ đã hỏng dẫn đến tình trạng lãi giả - lỗ thật.

- Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: kế toán tập hợp theo từng tháng căn cứ vào các chứng từ và tính chi phí công trình, HMCT mà chưa xác định loại chi phí đó do bộ phận nào sử dụng, do đó cũng không đánh giá bộ phận nào sử dụng chi phí tiết kiệm, bộ phận nào sử dụng chi phí lãng phí.

- Công ty tính chi phí quản lý doanh nghiệp đối với mỗi công trình, HMCT là 5,3% giá thành sản xuất điều này sẽ dẫn đến kết quả là chi phí không đúng với thực tế chi phí phát sinh, và từ đó các thông tin về giá thành sản phẩm không có nhiều ý nghĩa đối với việc ra quyết định kinh doanh của Công ty, thậm

chí có thể đưa đến các quyết định sai lầm.

- Việc tính giá thành tại Công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tính giá thành chủ yếu để đáp ứng nhu cầu kiểm tra của cơ quan cấp trên, các đối tác, cơ quan thuế… do đó chỉ đáp ứng yêu cầu trên góc độ kế toán tài chính. Còn đối với yêu cầu cung cấp thông tin nội bộ thì việc tập hợp giá thành chưa nhanh và chưa chính xác.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành thực tế công trình, HMCT hoàn thành bàn giao cũng như kết quả kinh doanh của Công ty vì khối lượng xây lắp dở dang nên phía chủ đầu tư không có xác nhận nào. Do đó khối lượng thực tế thi công đã hoàn thành không có độ tin cậy cao bởi không có sự kiểm tra chặt chẽ.

- Tính CPKD hầu như chưa được áp dụng tại Công ty hoặc nếu có thì chủ yếu dưới hình thức diễn giải, giải thích số liệu hoặc thuyết minh mà chưa có dự đoán cần thiết cho tương lai. Công ty chưa xác định rõ nội dung của tính CPKD và không xây dựng được mô hình tính CPKD xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Mạng lưới tập hợp chi phí sản xuất đơn giản, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tính giá thành mà chưa chú trọng đến yêu cầu quản trị và kiểm soát chi phí.

Với những hạn chế trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành hiện tại ở Công ty là cơ sở để tác giả đề xuất triển khai mô hình tính CPKD tại Công ty.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông i sơn la (Trang 53 - 56)