Áp dụng nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật trong tính chi phí kinh doanh tại Công ty

Một phần của tài liệu triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông i sơn la (Trang 61 - 63)

kinh doanh tại Công ty

Kế toán tài chính mô tả thực trạng tài chính nên luôn phải bảo toàn tài sản về mặt giá trị. Tuy nhiên, do sự tách rời giữa mua sắm và sản xuất nên việc hạch toán chi phí sử dụng thiết bị, NVL theo giá mua vào có thể dẫn đến hiện tượng khi mua nguồn lực về cho DN thì giá cả thị trường đang thấp; còn khi bán được sản phẩm, có tiền để mua lại số nguồn lực đã hao phí đi trong quá trình sản xuất các sản phẩm đã bán đi thì giá cả thị trường đã tăng. Lúc này với số tiền như trước sẽ không thể mua lại số nguồn lực đã bỏ ra. Như vậy, nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị có hạn chế lớn nhất là dù giá trị không mất đi nhưng do giá trị đồng tiền bị giảm đi nên tài sản của DN vẫn bị hao hụt dần. Do đó trong nhiều trường hợp, nếu căn cứ vào thông tin tài chính do kế toán tài chính cung cấp dựa trên nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị để ra quyết định có thể dẫn đến

quyết định “lãi giả, lỗ thật”

Khác với kế toán tài chính tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị, tính CPKD tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật. Mục tiêu của tính CPKD là đảm bảo cho DN bảo toàn và phát triển toàn bộ tài sản hiện có trong từng chu kỳ và trong suốt quá trình kinh doanh. Nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật đòi hỏi trong quá trình tính chi phí kinh doanh không dựa vào giá trị mua sắm các yếu tố ở thời điểm mua sắm chúng mà phải đánh giá giá trị của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất trên cơ sở giá cả mua lại được chúng sau quá trình kinh doanh hoặc ở thời điểm TSCĐ đã được thanh lý. Về nguyên tắc, do sự vận động của quy luật khan hiếm, sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật, tính bất ổn của môi trường kinh doanh,… nên giá cả trong cơ chế kinh tế thị trường thường xuyên biến động. Điều này dẫn đến nguyên tắc bảo toàn tài sản về giá trị và hiện vật thường không trùng nhau. Muốn bảo toàn tài sản về mặt hiện vật DN phải sử dụng hệ thống giá cả phù hợp với đối tượng tính toán và mang tính mềm dẻo.

CTCP QL&XD giao thông I Sơn La hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thời gian sản xuất sản phẩm thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Do đó, trong quá trình thi công các công trình, HMCT giá cả thị trường của các yếu tố cung cấp cho quá trình sản xuất có thể có những biến động rất lớn, hiện nay việc tính toán giá thành các công trình, HMCT tại Công ty mới chỉ dựa trên cơ sở thông tin kế toán tài chính tức là áp dụng nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị trong hạch toán chi phí NVL, trong khấu hao TSCĐ… do đó có thể dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này, song song với việc áp dụng nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt giá trị cần thiết phải triển khai hạch toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất theo

nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật.

Một phần của tài liệu triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông i sơn la (Trang 61 - 63)