Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 81 - 83)

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể nghiệm được ở trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian quá khứ, hiện tại hay tương lai. Thời gian nghệ thuật luôn gắn liền với thời gian tâm lý. Qua việc khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy thời gian nghệ thuật của của các truyện cổ tích thần kỳ chủ yếu là kiểu thời gian phiếm chỉ, mơ hồ - đây là kiểu thời gian đặc thù trong truyện cổ tích của người Việt. Ở phần mở đầu của mỗi truyện cổ tích, bao giờ thời gian ấy cũng được đề cập.

Các câu chuyện được kể không có mốc thời gian bắt đầu hay khoảng thời gian diễn ra. Cụm từ được dùng để bắt đầu kể câu chuyện và thiết lập thời gian nghệ thuật trong tác phẩm là: ngày xưa, ngày xửa ngày xưa, thuở

xưa, thời xa xưa, xưa, thời xưa,… Từ đó, diễn biến câu chuyện được kể lại

nhắc tới yếu tố thời gian hoặc yếu tố thời gian rất mơ hồ: một hôm, mặt trời

lên đến lưng chừng núi, hôm sau, ngày qua ngày, một sớm mai…Cũng có khi

tác giả sử dụng những cụm từ chỉ thời gian cụ thể: chín tháng mười ngày, ba

hôm sau, bẩy ngày bẩy đêm.. những những từ này không đủ để tạo nên thời

gian nghệ thuật cụ thể. Cuối cùng, khi kết thúc câu chuyện, người đọc cũng không có căn cứ nào để xác định được thời gian của câu chuyện. Cách xây dựng thời gian như thế khiến người đọc chỉ có thể biết được rằng từng có một câu chuyện như thế đã diễn ra và được người dẫn truyện kể lại. Việc xây dựng thời gian nghệ thuật phiếm chỉ trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật. Giải thích hiện tượng này theo chúng tôi đó là do sự giao thoa thể loại của truyện cổ tích các dân tộc với nhau.

Cũng giống như các thể loại tự sự dân gian khác, thời gian nghệ thuật của các truyện cổ tích luôn được xây dựng theo trật tự tuyến tính. Các sự việc được kể theo trình tự thời gian. Cái gì xảy ra trước được trần thuật trước, cái gì xảy ra sau được trần thuật sau. Trình tự ấy gắn liền với sự xuất hiện nhân vật chính cũng như hoạt động của họ. Biên độ và nhịp điệu thời gian của truyện cổ tích thần kỳ thường có sự thay đổi nhưng không đột biến. Ở phần mở đầu, khi giới thiệu về nhân vật chính nhịp điệu câu chuyện thường chậm, thong thả. Nhưng kể từ khi câu chuyện xuất hiện các biến cố thì nhịp điệu kể nhanh hơn. Tuy nhiên khi nhân vật kể chuyện xuất hiện và trực tiếp tham gia vào các hành động thì nhịp điệu kể có sự xen kẽ: thời gian như trôi nhanh hơn cùng với các hành động liên tiếp của nhân vật, nhưng khi nhân vật dừng lại đối thoại thì thời gian lại như chậm lại và dừng lại ở cuộc đối thoại ấy. Thời gian trần thuật ở phần cuối tác phẩm thường được tác giả trần thuật với nhịp điệu chậm hơn.

Như vậy, cùng với các yếu tố nghệ thuật khác, thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái đã góp phần làm cho nội dung câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)