Tính dị bản

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 31 - 33)

Đặc điểm dị bản trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái khá đặc biệt. Một số văn bản có nét tương đồng với truyện cổ tích của người Kinh. Song trong mỗi bản kể ấy, tính dị bản diễn ra ở rất nhiều phương diện như: tên tuổi, đặc điểm của nhân vật; không gian; lời của người kể chuyện…

Truyện Hạt muối có nhiều điểm tương đồng với truyện Người nông dân và con quỷ của người Kinh. Ngoài những điểm tương đồng, giữa hai

truyện còn có những chi tiết dị biệt. Trong truyện Hạt muối, tác giả người

Mông kể về sự thông minh, mưu trí của chàng trai Mông nghèo khổ khi lừa được tên vua gian ác qua ba lần thách đấu trên mảnh đất của hắn. Vua muốn lấy phần gốc, anh trồng lúa; vua lấy cả gốc lẫn ngọn, anh trồng ngô; vua muốn lấy cả gốc cả ngọn cả giữa, anh trồng khoai sọ. Kết truyện, anh nông dân bị tên vua bỉ ổi hạ lệnh chém đầu vì cả hắn và bọn nịnh thần đều nhất loạt khẳng định rằng “đường còn ngon hơn muối”. Tên vua cuối cùng cũng bị chết vì thiếu muối. Trong truyện Người nông dân và con quỷ, tác giả người Kinh cũng kể về sự thông minh, mưu trí của người nông dân khi lừa được con quỷ gian ác trên mảnh đất của hắn: Quỷ muốn ngọn thì anh trồng củ cải; quỷ muốn gốc thì anh trồng lúa; quỷ muốn cả gốc lẫn ngọn thì anh trồng ngô. Kết truyện, quỷ bị thua nên bỏ chạy vào rừng. Qua những chi tiết ở hai bản kể trên, ta thấy được mật độ các chi tiết khác biệt là tương đối nhiều.

Truyện Chua Thênh và A Sở có nhiều điểm tương đồng với truyện Cây khế của người Kinh. Song bên cạnh đó giữa hai truyện cũng có những

điểm dị biệt. Trong truyện Chua Thênh và A Sở, cả hai nhân vật chính đều có tên riêng. Là anh nên Chua Thênh đã chiếm hết gia tài, hắn chỉ để lại cho A

Sở vật thừa kế là con cáo nhỏ. Nhờ có tài múa khèn, cáo đã giúp A Sở trở nên giàu có. Vì quá tham lam, độc ác, cuối cùng Chua Thênh cũng bị trừng trị đích đáng. Trong truyện Cây khế, hai nhân vật chính đều không có tên riêng. Người anh cũng chiếm hết gia tài còn người em chỉ được thừa kế tài sản là một cây khế. Khi ăn khế, chim phượng hoàng đã trả ơn cho người em bằng vàng, cuộc sống của chàng trở nên giàu có. Người anh tham lam nên bị chim phượng hoàng hất xuống biển sâu.

Truyện Nàng Nao và Xênh cũng có môtíp gần với truyện Tấm Cám.

Chỉ có điều các chi tiết đã thay đổi đôi chút. Nếu như trong truyện Tấm Cám, trước khi đi xem hội, “mẹ con Cám đã lấy một đấu thóc và một đấu gạo, trộn

lẫn với nhau, rồi bắt Tấm phải lựa riêng ra”. Bụt đã cho một đàn chim sẻ đến

nhặt đỡ Tấm. Tấm khóc vì không có quần áo mới mặc đi xem hội, Bụt đã bảo Tấm đào lọ xương cá bống và cô đã thấy “quần áo, một đôi giày và một con

ngựa”. Trong lễ hội, Tấm đã gặp được nhà vua. Trải qua quá trình đấu tranh

lâu dài với mẹ con Cám, cuối cùng Tấm đã giành lại được ngôi vị hoàng hậu còn mẹ con Cám bị tiêu diệt. Trong truyện Nàng Nao và Xênh, ngày xuân

đến, mẹ con Xênh cũng mặc váy áo mới đi chơi hội Gầu tào và bắt Nao “phải

đem bồ thóc nhặt hết cứt chuột rồi đem xay giã, sàng sảy sạch trấu”. Hồn ma

mẹ Nao đã giúp nàng làm gạo nấu cơm và rồi chỉ cho Nao đến chỗ máng bò lấy bộ váy áo mới tinh. Trong lễ hội Gầu tào, Nao đã gặp Sì Na - con một vị quan ở địa phương đã về nghỉ hưu. Họ đem lòng yêu nhau. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài với mẹ con Xênh, đến lúc chết, cả gia đình Nao vẫn được sống quây quần bên nhau: Sì Na hóa thành con ong mật, Nao hóa thành cây chàm xanh mướt, đứa con trai hóa thành chim liếu điếu còn mẹ con Xênh cũng bị tiêu diệt.

Bên cạnh đó còn có những truyện như Hoàng tử Rùa, Kề Tấu gần

giống với các truyện Hoàng tử Dê, Công chúa Ếch, Sọ Dừa của người Kinh. Các nhân vật trong bốn câu chuyện trên đều có xuất thân rất cao quý. Họ có

thể là người trời, hoàng tử, công chúa ở trên thiên đình, vì mắc lỗi nên bị đày xuống trần gian chịu tội. Bên cạnh đó, cũng có những nhân vật vì cảm thương sâu sắc đối với gia đình nông dân nghèo, hiếm muộn nhưng tốt bụng nên đã tình nguyện đầu thai vào làm con trong gia đình đó. Các nhân vật đều phải vượt qua những khó khăn thử thách để trở thành người có hình dạng xinh đẹp như lúc ban đầu. Hầu hết họ ở lại dưới trần gian, sống sung sướng và được hưởng hạnh phúc lâu dài bên người vợ, người chồng thân yêu của mình.

Qua việc tìm hiểu đặc điểm của các bản kể và tính dị bản trong truyện

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)