Qua việc khảo sát 24 truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy yếu tố thần kỳ được sử dụng ở tất cả các truyện cổ tích. Có những truyện như Nàng Nu, Chín người con trai, Hoàng tử rùa, Kề
Tấu…yếu tố thần kỳ xuất hiện dày đặc song có truyện như Nàng Nao và Xênh, Sao Pàng yếu tố này chỉ xuất điểm xuyết. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ
người đội lốt, người dũng sĩ yếu tố thần kỳ thường nhiều hơn. Ngược lại, những truyện cổ tích về người con riêng, người em yếu tố này thường ít hơn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi nhân vật thuộc nhóm cổ tích về người đội lốt,
người dũng sĩ các nhân vật còn mang ảnh hưởng của kiểu nhân vật thần thoại,
những nhân vật này thường gặp nhiều những khó khăn thử thách mà người bình thường khó có thể vượt qua được như đi lên trời, xuống thủy cung, đánh nhau với yêu tinh, … Còn nhân vật của nhóm cổ tích người mồ côi, người con
riêng và người em gần gũi hơn với tiểu loại cổ tích sinh hoạt, chính vì thế yếu
tố thần kỳ chỉ xuất hiện khi nhân vật gặp những bế tắc mà tự mình không thể giải quyết nổi. Thực tế cho thấy, trong truyện cổ tích, các giả dân gian thường sử dụng yếu tố thần kỳ để giải quyết những vấn đề của xã hội, cụ thể hơn đó là những vấn đề xung đột về lợi ích. Con người trong xã hội khi đó chỉ là những nạn nhân, những thân phận nhỏ bé của xã hội, họ chưa có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề của đời sống cho nên giả dân gian phải mượn hình thức kì ảo để thực hiện những ước mơ của con người. Như vậy tác giả dân gian sử dụng yếu tố hoang đường để tạo nên một môi trường mà ở đó có các yếu tố hoang đường xuất hiện, sau đó đặt nhân vật vào trong môi trường ấy.
Có thể nói, yếu tố thần kỳ là phương tiện chủ đạo được các tác giả dân tộc Mông ở Yên Bái chuộng sử dụng. Yếu tố này kết hợp với việc miêu tả thực làm cho các câu chuyện trở nên mềm mại, li kì và hấp dẫn hơn chứ không làm cho tác phẩm khô cứng, đơn điệu. Bên cạnh yếu tố thần kỳ, sự miêu tả và cách tổ chức nội dung khéo léo của tác giả dân gian cũng góp phần làm cho nhân vật hiện lên sống động và ấn tượng.