Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 64 - 66)

Nếu như truyện cổ tích của dân tộc Kinh tập trung vào ba tiểu loại là:

cổ tích loài vật, cổ tích thần kỳ cổ tích sinh hoạt thì truyện cổ tích của dân

tộc Mông lưu hành ở Yên Bái chủ yếu là tiểu loại cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái tập trung vào 5 mảng đề tài chính: người mồ côi, người em, người con riêng, người mang lốt người

dũng sĩ. Ở mỗi mảng đề tài cách xây dựng nhân vật và các tình tiết lại có sự

khác nhau. Các truyện cổ tích tuy phong phú về nội dung phản ánh xã hội nhưng chủ yếu tập trung vào việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người. Loại nhân vật phổ biến trong truyện là người mồ côi (17/24 truyện = 70,83%). Nhân vật mồ côi là hình ảnh của những con người chịu đau khổ mọi mặt sâu sắc, họ phản ứng mạnh mẽ và được tác giả dân gian hư cấu đẹp đẽ. Cơ sở của sự hư cấu dựa vào yếu tố thần kỳ, thể hiện ước mơ mong muốn về sự công bằng xã hội và mong ước giành lại được hạnh phúc cho người nghèo. Trong xã hội, người mồ côi có số phận hẩm hiu. Trong gia đình, khi bố mẹ qua đời, nếu còn lại mấy người thì sự bất hạnh giành cho người con út. Người anh cả trong nhà chiếm hết quyền thừa kế di sản, biểu hiện lòng tham lam và hiểm độc đối với người em út. Tuy nhiên cái tốt đẹp bao giờ cũng thuộc về người em út mồ côi.

* Tiểu kết chương 2:

Tóm lại, nội dung truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái có những đặc trưng cơ bản sau:

Truyện cổ tích tập trung vào năm mảng đề tài sau: người mồ côi, người

em, người con riêng, người mang lốt người dũng sĩ. Trong đó truyện mảng

tạo nên nét đặc trưng nổi bật trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái.

Truyện cổ tích thần kỳ nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên. Trong đó, xung đột xã hội là nội dung chủ yếu. Đề tài về sự xung đột của con người với những trở lực của thiên nhiên trong truyện cổ tích thần kỳ có thể coi là sự tiếp nối hợp quy luật đề tài về cuộc đấu tranh của con người nhằm tìm hiểu và chế ngự những sức mạnh trong tự nhiên. Từ đó làm nảy sinh một số truyện kết hợp cả hai đề tài ấy (Nàng Nu, Nhà Tếnh, Rì Tủa, Củ và Kỷ).

Xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kỳ. Nhân vật chính trong các truyện ít nhiều có tính chất thụ động.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA DÂN TỘC MÔNG LƯU HÀNH Ở YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)