Phần kết thúc

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 71 - 72)

Phần kết thúc có nhiệm vụ khép lại nội dung câu chuyện. Dung lượng nội dung của phần này thường ngắn, có khi chỉ là một đoạn hoặc một hai câu văn. Nhưng đây là phần quan trọng và có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó giúp người đọc có được cái nhìn toàn vẹn và đầy đủ về nhân vật và toàn bộ câu chuyện.

Dù được kể theo những cách khác nhau và sử dụng những môtíp khác nhau song ở bất cứ mảng đề tài nào cũng hướng tới một cái kết chung: cái thiện chiến thắng cái ác, sự tốt đẹp chiến thắng cái xấu xa. Nhân vật chính diện bao giờ cũng được hưởng cuộc sống sung sướng hạnh phúc. Ngay cả đến lúc chết, họ vẫn được quây quần và đoàn tụ bên nhau. Ngược lại, nhân vật phản diện thường phải nhận lấy cái chết bi thảm hoặc biến thành các con vật sống chui lủi trong rừng sâu. Điều đặc biệt là họ thường bị trừng trị bởi các lực lượng siêu nhiên chứ không phải bởi các nhân vật chính diện.

Trong đoạn kết của truyện Sao Pàng, cô gái Sao Pàng hiền lành tốt

bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người cuối cùng cũng trở nên giàu có, được xây tổ ấm bên chàng trai Mông tốt bụng. Mụ dì ghẻ thì phát điên phát cuồng, khóc lóc thảm thiết, chửi bới om xòm. Ông bố đẻ - kẻ tiếp tay cho cái ác thì phải xuống cõi âm ty mà chịu tội. Sau khi được hóa kiếp, nàng Nao trong truyện

Nàng Nao và Xênh vẫn được hưởng hạnh phúc bên cạnh chồng con. Còn mẹ

con mụ dì ghẻ bị núi đá sụp lở vùi lấp, chúng bị kéo xuống địa ngục chịu tội.

3.2. Đặc điểm xây dựng nhân vật.

Cũng giống như các thể loại tự sự dân gian khác, hệ thống nhân vật của truyện cổ tích bao gồm nhân vật người dẫn truyện, nhân vật chính và các nhân

vật phụ. Nhân vật phụ trong truyện cổ tích thần kỳ thường không được chú trọng nhiều bởi đó chỉ là những nhân vật nền để tác giả dân gian khắc họa nhân vật chính.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)