Truyện về người mang lốt

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 52 - 58)

Kỳ ảo là một trong những yếu tố quan trọng, được các tác giả truyện dân gian sử dụng như một phương tiện để chuyển tải thế giới quan, lý giải các hiện tượng trong đời sống xã hội, cũng như tăng thêm phần hấp dẫn cho câu chuyện. Yếu tố kỳ ảo xuất hiện nhiều trong truyện về người mang lốt. Kiểu nhân vật này góp phần làm cho nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích đặc sắc hơn.

Truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Yên Bái cũng thường xuất hiện các nhân vật mang lốt. Trong tổng số 24 truyện cổ tích thần kỳ được khảo sát, chúng tôi thấy số truyện xuất hiện người mang lốt là 3/24 (chiếm 12,5%). Như vậy, truyện về người mang lốt không phải là dạng truyện phổ biến nhất của truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái song nó có thể kết hợp với nhiều kiểu nhân vật khác như nhân vật “người em”, “người mồ côi” để làm cho câu chuyện li kì, phong phú và hấp dẫn hơn.

Truyện về người mang lốt là kiểu truyện cổ tích quen thuộc (kiểu

truyện về nhân vật xấu xí mà tài ba). Truyện thường kể về nhân vật mang một

vẻ ngoài xấu xí, dị dạng, mang lốt một con vật nhưng lại có một tâm hồn trong sáng, tốt bụng, đặc biệt là có tài năng khác thường. Tên của nhân vật cũng thường được dùng để đặt tên truyện. Cốt truyện thường theo một mô hình thống nhất như sau:

Nhân vật mang lốt mơ ước lấy được cô gái/ chàng trai đẹp;

Bố mẹ cô gái/ chàng trai đưa ra những thử thách;

Nhân vật vượt qua các thử thách một cách tài tình, thần kỳ;

Nhân vật đã trút bỏ lốt xấu xí và lấy cô gái/ chàng trai;

Hai vợ chồng sống hạnh phúc, có khi chàng trai được lên ngôi vua.

Tiêu biểu trong nhóm truyện người mang lốt là các truyện: Hoàng tử rùa, Cô gái tóc xanh, Kề Tấu.

Hầu hết nhân vật người đội lốt có nguồn gốc xuất thân cao quý. Họ là các hoàng tử, công chúa hoặc tiên nữ được xuống trần đầu thai vào các gia đình nông dân tốt bụng nhưng hiếm muộn. Chàng Rùa trong truyện “Hoàng

đi săn, đi lấy củi nên người cậu vạm vỡ khỏe mạnh như một lực sĩ. Tính tình

cậu phóng khoáng, yêu cảnh trí thiên nhiên, yêu quý con người”. Vì cảm tấm

lòng tốt của gia đình người nông dân hiếm muộn, chàng đã đồng ý đầu thai vào nhà họ dưới hình dạng một con rùa có mai bằng đồng. Điều đặc biệt, Rùa không cần ăn uống gì mà vẫn sống và không hề lớn lên chút nào. Nàng Gầu Dua trong truyện Cô gái tóc xanh cũng là một tiên nữ. Nàng nhận lời đầu vào gia đình nhà nghèo, hiếm muộn nhưng tốt bụng. Nét khác biệt giữa Gầu Dua và mọi người xung quanh là nàng có “mái tóc xanh biếc như mây mùa hạ óng

mượt như tơ”. Nhân vật Kề Tấu trong truyện Kề Tấu xuất thân cũng là người

trời được đầu thai xuống trần gian. Chàng mồ côi cha mẹ từ bé và phải làm con nuôi cho người cô ruột góa chồng. “Kề Tấu chậm lớn, còi cọc lùn tè.

Mười bẩy, mười tám tuổi mà như đứa bé năm sáu tuổi,… không biết nói”. Như

vậy, cả ba nhân vật trong các truyện trên đều có những nét khác thường. Nếu như Hoàng tử Rùa xuất hiện dưới lốt một con rùa bé nhỏ, nàng Gầu Dua có mái tóc xanh biếc thì chàng Kề Tấu có hình dạng nhỏ bé hơn người bình thường.

Các nhân vật đội lốt thường có hình dạng xấu xí, tuy nhiên họ luôn mơ ước lấy được cô gái/chàng trai đẹp, có xuất thân cao quý. Năm lên mười tám tuổi, chàng Rùa đòi cưới vợ. Người mà chàng muốn lấy làm vợ là cô con gái thứ ba của vua 12 nước chư hầu. Cô công chúa “vừa tròn 16 tuổi, có sắc đẹp đến mức chim đang bay trông thấy nàng thì rơi xuống, cá dưới suối đang bơi

trông thấy nàng thì nổi lên, hổ sói trông thấy nàng thì nhắm mắt lại”. Năm 20

tuổi, Kề Tấu cũng đòi lấy con gái thứ chín của vua. Đó là một nàng công chúa rất xinh đẹp. Nàng Gầu Dua thì yêu say đắm mỗi chàng Xáy Dùa bởi chàng có nhiều phẩm chất đáng quý. Đó là một chàng láng giềng mồ côi nhưng

“khôi ngô tuấn tú thông minh hiền lành, chăm chỉ làm ăn. Chàng còn thích

thổi kèn và học vẽ”.

Để lấy được người vợ, người chồng như ý muốn, nhân vật mang lốt thường phải trải qua các khó khăn thử thách của gia đình bên kia. Đến đây, ta

thấy có môtíp “nhân vật thử thách”. Đây là một môtíp khá phổ biến trong các truyện cổ tích. Thông qua các thử thách, nhân vật sẽ bộc lộ được hết tài trí cũng như lòng dũng cảm, can đảm của mình. Để cưới được con gái thứ ba của nhà vua, chàng Rùa trong truyện Hoàng tử Rùa đã phải trải qua bốn thử

thách của nhà vua: phát ba quả đồi ở Chổn Tìu, đi đốt nương, gieo thật đều ba thúng hạt kê lên đồi vừa đốt và thu lại hết kê vừa gieo, không thiếu một hạt. Chàng Kề Tấu trong truyện Kề Tấu cũng phải thực hiện lời thách đấu của nhà vua: thi đấu chó, đấu lợn, nếu thắng mới được mang lễ vật đến rước dâu.

Tuy nhiên, nhân vật đội lốt luôn vượt qua thử thách của đối phương một cách tài tình, thần kì. Một phần do họ luôn nỗ lực phấn đấu để cố gắng vượt qua các thử thách mà đối phương đưa ra, mặt khác họ luôn nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên từ bên ngoài. Chàng Rùa trong truyện

Hoàng tử Rùa đã nhận được sự giúp đỡ của thần gió, ba thần mặt trời

hàng vạn loài chim. Lần thứ nhất, thần gió đã dùng sức mạnh của mình xoáy

vào ba khu rừng ở Chổn Tìu làm cho tất cả các cây cối ở đó đổ nát hết. Khu rừng sạch hơn cả người đi phát. Lần thứ hai, ba thần mặt trời đã chiếu vào khu rừng vừa phát, làm cho khu rừng bốc cháy dữ dội. Lần thứ ba, thần gió lại giúp chàng Rùa rải đều ba thúng hạt kê lên đồi. Lần thứ tư, hàng vạn loài chim đã đến giúp chàng nhặt sạch kê, không thiếu một hạt. Chàng Kề Tấu trong truyện Kề Tấu cũng dễ dàng vượt qua các thử thách của nhà vua. Lần thứ nhất, con chó còi cọc của Kề Tấu đã cắn gẫy cả bốn chân con chó xồm to lớn của nhà vua. Lần thứ hai, quả bí đao của chàng đã biến thành con lợn to hơn lợn của nhà vua, nó to đến nỗi “không vào lọt cái cửa chuồng trâu”. Lần thứ ba, những chiếc lá dong mà chàng cho người trải kín đường từ nhà trai đến nhà gái đã biến thành thảm bạc, ngoài ra còn có thêm bảy hũ vàng chín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hũ bạc. Vì chàng Xáy Dùa nghèo quá, không có gì để dạm hỏi, cưới xin nên

nàng Gầu Dua trong truyện Cô gái tóc xanh đã được Tiên ông giúp của cải không thiếu thứ gì, nàng đã giao cho Xáy Dùa vàng bạc để lo liệu dạm hỏi

cưới xin. Như vậy, trong cả ba truyện về người đội lốt ta thấy lực lượng thần kỳ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho các nhân vật chính vượt qua được những khó khăn thử thách mà đối phương đặt ra để đạt được ước mơ của mình.

Sau khi vượt qua các trở ngại, các nhân vật đội lốt được kết hôn với cô gái/chàng trai mà họ mơ ước. Đến lúc ấy họ mới trút bỏ lốt xấu xí đi và trở lại hình dáng xinh đẹp như thuở ban đầu. Khi đi chơi ở chợ, chàng Rùa trong truyện Hoàng tử Rùa đã hóa thành “một chàng trai hiên ngang, tuấn tú, vầng trán rộng, đôi mắt vừa thông minh, nhanh nhẹn, vừa dịu dàng, nhân hậu. Chàng mặc bộ quần áo bằng gấm đen có viền chung quanh bằng lụa đỏ, làm nổi bật nước da mịn màng nhưng có phần sương gió. Cưỡi trên lưng con ngựa có màu mận chín, trông chàng như một kỵ sỹ anh hùng, oai phong lẫm

liệt… Tiếng chàng như tiếng nhạc ngọt ngào như mật ong” làm cho cả ba

nàng công chúa đều mê mẩn tâm thần. Đêm tân hôn, chàng đã trút mai rùa, hiện nguyên hình và kể cho vợ nghe những bí mật của cuộc đời. Chàng Kề Tấu trong truyện Kề Tấu cũng được thần trời cho cái lược đồi mồi, ước gì

được nấy. Nhờ có lược thần, trong lễ hội Gầu tào Kề Tấu đã trở thành một

chàng trai khôi ngô tuấn tú, làm hài lòng vợ còn mọi người xung quanh thì

ngạc nhiên, trầm trồ bàn tán.

Sau khi kết hôn, được trở lại với hình dáng ban đầu, nhân vật đội lốt đôi khi vẫn phải trải qua thử thách. Tên quan trong truyện Cô gái tóc xanh vì thấy nàng Gầu Dua “rất xinh đẹp, mặt tròn như mặt trăng, mắt sáng, mũi

thẳng, má hồng như quả đào chín, môi đỏ như cánh hoa đào” nên đã mê tít

mắt. Hắn muốn cướp nàng về làm vợ. Trong những lần chồng thi giải câu đố và thi múa với tên quan, Gầu Dua đã giúp kế làm cho hắn phải cứng lưỡi, thổi khèn không ra tiếng, nhảy múa ngã xiêu vẹo, xấu hổ và hóa thành con gấu

chạy trốn vào rừng. Chàng Kề Tấu trong truyện Kề Tấu đã phải ra chiến trận

khiến cho quân giặc chết hết. Ẩn bên trong sự cứng cỏi của Kề Tấu là lòng nhân đạo sâu sắc. Chàng đã dùng lược thần ước cho quân giặc sống lại và tha chết cho chúng.

Kết thúc truyện bao giờ các nhân vật đội lốt cũng được hưởng hạnh phúc. Vợ chồng nàng Gầu Dua được sống yên ổn, hạnh phúc, được mọi người mến phục. Ngoài việc được hưởng cuộc sống hạnh phúc bên người thân yêu, cả chàng Rùa và Kề Tấu đều được lên làm vua, trị vì thiên hạ.

Vậy vì sao lại xuất hiện kiểu nhân vật người mang lốt? Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyện cổ tích, nhiều tác giả như Mêlêtinxki, Propp, Lốt- man…. đã lí giải nguồn gốc của các truyện kể từ những nghi lễ dân gian, thấy được sự chuyển hóa của cấu trúc nghi lễ thành những tín hiệu ngôn ngữ truyện kể. Theo đó, một trong những nguồn gốc phổ biến của truyện kể bắt nguồn từ nghi lễ trưởng thành của con người với các biểu hiện của sự hành xác: con người bị đun, nấu, băm, chặt, mang các hình thức hóa trang thể hiện tín ngưỡng vật tổ… Quan niệm chung về nghi lễ trưởng thành là mốc chuyển giao của con người từ thế giới tuổi thơ, non nớt, bẩn thỉu sang giai đoạn trưởng thành (đẹp đẽ, khỏe mạnh, đích thực là thành viên của cộng đồng và được quyền kết hôn). Cho nên những thử thách về mặt thể xác trong khi hành lễ mang tính chất bắt buộc để sau đó mỗi con người trở thành một thành viên đích thực của cộng đồng.

Trong hai truyện “Hoàng tử rùa” và “Kề Tấu” ta thấy cả hai nhân vật chính đều mang lốt xấu xí, vượt qua nhiều thử thách cuối cùng họ đã có hình dáng đẹp đẽ. Sự hoàn thiện cái đẹp cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt cái xấu, cái ác khỏi thế gian, đem lại hạnh phúc cho cá nhân họ và toàn thể cộng đồng dân cư nơi họ đang sinh sống. Truyện Hoàng tử Rùa còn giải thích cho ta

biết thêm một chi tiết nữa, đó là vì sao người Mông không ăn thịt rùa.

Đặc biệt, trong kiểu truyện người đội lốt, phần thưởng cho mỗi nhân vật chính bao giờ cũng là sự kết hôn mà không phải là những phần thưởng về vật chất. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ của mỗi câu chuyện cổ tích với cấu

trúc chức năng của nghi lễ trưởng thành. Mặc dù nghi lễ và mỗi câu chuyện cổ tích có thể không trùng khít với nhau, truyện kể có thể kéo dài về phía trước hay phía sau trong khi nghi lễ đã chấm dứt trong một khuôn khổ của nó, nhưng có thể thấy chức năng cơ bản của nghi lễ trưởng thành để con người sang một ngôi khác, có quyền được kết hôn và chung sống hạnh phúc như mỗi câu chuyện cổ tích đã kể.

Có thể thấy ước mơ công lý, dân chủ của người Mông được thể hiện và thực hiện hoàn tất trong mảng truyện về người đội lốt. Và các mâu thuẫn, xung đột ở các truyện này dường như cũng được mở rộng hơn, đẩy cao hơn. Đó không phải là mâu thuẫn trong gia đình mà là xung đột xã hội (vua, quan ác – người có tài, người đội lốt).

Qua truyện cổ tích người đội lốt, theo chúng tôi người Mông ở Yên Bái muốn thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong của người dân lao động: Trong thực tế, có sự đối lập giữa hình dáng bên ngoài (xấu xí, dị dạng) với phẩm chất bên trong của nhân vật (tốt đẹp, tài năng). Điều quan trọng là người dân luôn coi trọng phẩm chất bên trong của mỗi nhân vật, khẳng định giá trị của con người nằm ở đạo đức, tài năng chứ không phải hình dáng bên ngoài. Nếu phải lựa chọn thì nhân dân hết sức đề cao phẩm chất, tư cách của con người. Đó cũng là quan niệm về vẻ đẹp hoàn thiện của con người: là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, tài năng và vẻ đẹp của hình thức. Vẻ đẹp tỏa sáng từ trí tuệ, tâm hồn cùng với hình thức đẹp đẽ luôn là chuẩn mực, là khát vọng của nhân dân lao động. Khi con người biết cố gắng phấn đấu để vượt qua các thử thách sẽ có được điều đó.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 52 - 58)