Những phương diện cơ bản về mặt nội dung

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 36 - 104)

2.1.1. Truyện về người mồ côi

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích phát triển phong phú và chiếm ưu thế hơn cả. Trong đó nhân vật trung tâm của những câu chuyện cổ tích thần kỳ là những con người thấp hèn trong xã hội, những con người bị tước đoạt quyền sống, không có khả năng tự bảo vệ mình, bị ngược đãi một cách bất công, bị thiệt thòi hay mất mát những quyền lợi chính đáng. Đó là những người mồ côi, người con riêng, người em út. Đặc biệt, nhân vật mồ côi được xem là hình tượng nghệ thuật nổi bật, chiếm ưu thế trong truyện cổ tích thần kỳ.

Truyện cổ tích của dân tộc Mông ở Yên Bái cũng thường xuất hiện các nhân vật mồ côi, người con riêng của chồng. Trong số 24 truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy có tới 13 truyện có nhân vật mồ côi (chiếm 54,17%). Nếu kể cả truyện nhân vật mồ côi là người

con riêng hay người em út thì số truyện lên tới 17 truyện (chiếm 70,83%).

Trong đó có 10 truyện kể về chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ, 3 truyện kể về hai anh em (hoặc chị em) mồ côi cha mẹ, 1 truyện kể về 6 anh em mồ côi cha mẹ, 3 truyện kể về người con riêng. Có thể nói truyện người mồ côi là dạng truyện phổ biến nhất của truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái. Nhân vật mồ côi là nhân vật thường gặp nhất khiến cho nó có thể kết hợp với nhiều kiểu nhân vật khác như nhân vật “người em”, “người đội lốt”.

Cốt truyện của kiểu truyện người mồ côi thường theo một mô hình thống nhất như sau:

Nhân vật sinh ra đã bị mồ côi hoặc vì một lý do nào đó mà cha/mẹ qua đời;

Người mồ côi chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhưng lại rất hiền lành, chăm chỉ;

Người mồ côi bị áp bức, bóc lột bất công;

Người mồ côi nhận được sự giúp đỡ của lực lượng siêu nhiên, vượt qua thử thách

Người mồ côi cưới được vợ/chồng đẹp, cuộc sống trở nên giàu có;

Kẻ xấu bị trừng trị đích đáng.

Nhìn chung, nhân vật mồ côi thường là hình ảnh về con người có số phận hẩm hiu, bất hạnh, sinh ra trong đói nghèo, sống cô đơn trơ trọi một mình nơi núi rừng hoang vu. Tài sản của người mồ côi thường được miêu tả với số lượng duy nhất, có khi chẳng có thứ gì. Họ thường sống ở trong những căn lều tồi tàn, rách nát ở cuối bản hay trong tận vùng núi sâu và thường phải phát nương, làm rẫy, cày ruộng, đánh bắt… để sinh sống.

Nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái là hình ảnh của những con người chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi trong cộng đồng xã hội. Họ mang vẻ đẹp chung của những con người lao động hiền lành, chăm chỉ và giàu lòng yêu thương. Khi cha mẹ mất, sáu anh em trai trong truyện Sự tích khèn Mông đã thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Ban ngày họ chăm chỉ cùng nhau làm nương rẫy để có được miếng cơm ăn, tối về sáu anh em lại quây quần bên tiếng khèn trầm bổng thắm thiết nghĩa tình. Còn Xí Xang trong truyện Xí Xang cũng là một chàng mồ côi cha mẹ.

Xí Xang ở với ông chú, “hằng ngày chàng phải đi phát rừng làm nương rẫy”

cũng vậy. Ngay từ nhỏ, mồ côi đã không biết cha mẹ mình là ai. Khi còn là nô lệ của nhà vua, chàng phải làm biết bao nhiêu công việc, từ chặt cây đốn gỗ

đến phát nương làm rẫy, thế nhưng mồ côi lại luôn bị nhà vua cho ăn cơm

hẩm, mặc áo rách, thường xuyên bị quân lính đánh đập. Chàng Tồng Của

trong truyện Tồng Của gọi được chim Dư Vay cũng mồ côi cha mẹ từ “lúc mới lọt lòng, phải bú sữa vượn mà sống, Lớn lên chàng phải tự làm nương ở

vùng biển hồ”. Cha mẹ của Rì Tủa trong câu chuyện Rì Tủa cũng chết sớm,

chàng phải ở với người chú ruột, ngày ngày đi chăn trâu và mò cá. Như vậy, cùng là thân phận mồ côi song mỗi một nhân vật lại có một hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Tuy nhiên, họ giống nhau ở chỗ ai cũng có ý chí, nghị lực và tinh thần mạnh mẽ để vượt qua số phận dù luôn bị áp bức bóc lột bất công.

Nhân vật mồ côi cũng thường phản ứng mạnh mẽ với những bất công của gia đình và xã hội để đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân mình. Trước sự áp bức bóc lột của tên vua độc ác, chàng mồ côi trong câu chuyện Hạt muối đã phản ứng lại bằng việc quyết tâm không đi ở nữa mà chuyển sang

làm thuê cho nhà vua, làm được bao nhiêu thì hưởng công bấy nhiêu. Chàng Rì Tủa trong truyện Rì Tủa cũng phản ứng lại lệnh của nhà vua khi vua cho lệnh triệu tập chàng vào cung: “Lính báo hai, ba lần mà Rì Tủa làm lơ như không biết gì. Sau vua phải cho binh gia mang võng đến khiêng chàng mới đi”. Khi Rì Tủa về, vua cũng phải nhượng bộ bằng cách cho quân lính khiêng chàng và đưa tiễn mẹ con công chúa út về nhà.

Không chỉ thông minh, cần cù, khéo léo và có lòng nhân hậu, nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái còn có lòng kiên trì khi vượt qua nhiều gian nan thử thách để đến được cái đích của mình. Có thể nói môtíp thử thách các nhân vật mồ côi có vị trí đặc biệt và chiếm một số lượng lớn trong truyện cổ tích. Hầu hết các nhân vật mồ côi đều phải trải qua thử thách để từ đó bộc lộ được tính cách của mình. Người con

trai của nàng Nu trong truyện Nàng Nu cũng phải trải qua rất nhiều thử thách trước người ông ngoại rất đáng sợ, nhiều mưu, tinh quái, hay tìm cách hãm hại để ăn thịt cháu. Cả ba lần chơi trốn tìm, dù ông ngoại hóa thân vào các vật khác như con ngựa đực, quả đào, ngọn măng mà người cháu vẫn tìm ra. Người ông còn hóa thành con suối to, nước chảy dữ như thác đổ, rồi thành

mây mù dày đặc làm trời tối đen như mực, một quả núi đá dựng lên chắn

ngang đường hay lửa cháy cao ngất trời cũng không ngăn cản được bước

chân đi tìm cha của đứa cháu. Để gặp lại nàng Út và được xum vầy một nhà cùng đứa con trai kháu khỉnh, chàng Xí Xang trong truyện Xí Xang đã phải “cõng

chín thùng nước đặt lên chín đỉnh núi”, công việc nặng nhọc đó đã làm cho thân

chàng “gầy yếu như que củi khô”, thế nhưng để đến được với bến bờ hạnh phúc Xí Xang đã kiên trì và quyết tâm vượt qua tất cả những gian phía trước.

Để giành được hạnh phúc cho mình, người mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông luôn luôn phải trải qua những khó khăn thử thách. Đó là các thế lực ở bên ngoài xen vào phá hoại hoặc muốn tước đoạt tình yêu và hạnh phúc của họ. Trải qua bao gian nan thử thách, nhân vật mồ côi đã bộc lộ được sự dũng cảm, lòng chung thủy sắt son của mình đối với người chồng, người vợ thân yêu. Chàng Tồng Của trong truyện Tồng Của gọi được chim Dư Vay cũng đã phải trải qua năm lần thách đấu với tên vua độc ác nếu không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sẽ bị hắn cướp mất người vợ xinh đẹp. Lần thứ nhất, con nghé đực của Tồng Của đã húc cho con trâu cà to lớn của nhà vua lòi mắt, vỡ sọ, lăn ra chết, khiến cho nhà vua tái mặt, chịu thua. Lần thứ hai, con ngựa của nhà vua đã bị con ngựa còi cọc của Tồng Của đá bay mất cái hàm dưới trong vòng chưa đầy một hiệp thi đấu, khiến con ngựa của nhà vua lăn ra chết, còn hắn thì giật

mình sợ hãi. Lần thứ ba, con gà chọi của Tồng Của cũng đá bục diều, thủng

ức con gà của nhà vua, làm cho nhà vua tức sôi tim. Lần thứ tư, Tồng Của bắn cả ba lần đều trúng bia trong khi nhà vua không bắn trúng bia lần nào, làm

cho hắn xấu hổ, cạn lý. Phải đến lần thứ năm, khi Tồng Của gọi được chim Dư Vay thì tên vua độc ác mới bị tiêu diệt. Trước sự háo sắc, tham lam, độc ác của nhà vua, nàng Nu trong truyện Nàng Nu đã phải dùng đến phép thuật

giết chết hắn để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình.

Bên cạnh đó, để thắng được các thế lực tàn ác, đen tối, nhân vật mồ côi trong các câu chuyện cổ tích thần kỳ luôn nhận được sự giúp đỡ của các phương tiện thần kỳ như cứu vật thì được trả ơn hay nhận được sự gúp đỡ của các vị thần. Đây là một môtíp khá phổ biến trong các truyện cổ tích thần kỳ nói chung và trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông ở Yên Bái nói riêng. Các nhân vật mồ côi luôn giúp đỡ các con vật bị hại, bị nạn hoặc tha mạng cho chúng. Sau đó họ được các con vật giúp vượt qua khó khăn thử thách hoặc được trả ơn bằng cách tìm vợ hay giúp nhân vật trở nên giàu có. Điều khác biệt trong các truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông là các con vật ở đây thường gắn liền với không gian núi rừng như vượn, cáo, bướm, kiến… và các vị thần thường là thần núi, Xếnh Lầu (thần Trời), Long Vương. Chàng Nhà Tếnh trong truyện Nhà Tếnh khi nhìn thấy “xác con bướm chết

treo trên cây vọng cách, buộc bằng một sợi chỉ đỏ và một sợi chỉ xanh” đã

“bắt một con cóc giết làm ma… lấy đất sét nặn thành cái trống, chặt trúc làm

cái kèn” rồi “than khóc và mang bướm đi chôn ở đồi cỏ Pào”. Con bướm ấy

lại chính là con gái của Xếnh Lầu. Cảm động trước hành động tốt của Nhà Tếnh, Xếnh Lầu đã tặng chàng chiếc hộp Khư Lứ - hộp thần có thể dùng để chữa bệnh - và sau này còn gả con gái út của mình cho Nhà Tếnh. Chàng Dúa Phử trong truyện Sự tích gà mái ấp trứng vịt đã cho Đầu Lâu ăn cá rồi còn

đón nó về nhà cùng sinh sống. Cảm động trước lòng tốt của Dúa Phử, Đầu Lâu đã bày cho chàng cách chặt tre làm sàn nhà để thoát ra khỏi vụ lụt lội. Thấy tổ kiến bị nạn, Dúa Phử đã đã vớt để lên bè, vì thế khi nước ngập lên đến trời, đàn kiến đã giúp chàng vào kho của Ngọc Hoàng tha đầy gạo về sàn, giúp cả gia đình sống sót qua trận lụt.

Có thể nói rằng các yếu tố thần kỳ không phải là yếu tố quyết định trong các truyện cổ tích thần kỳ nhưng nó là yếu tố quan trọng để giúp cho các nhân vật mồ côi vượt qua được những khó khăn, thử thách một cách dễ dàng hơn, từ đó giúp các nhân vật trong truyện giành được hạnh phúc. Đồng thời, yếu tố thần kỳ cũng thể hiện được ước mơ, khát vọng, quan niệm đạo đức “ở hiền gặp lành” của người lao động.

Đối lập với các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ bao giờ cũng là hệ thống các nhân vật phản diện. Các nhân vật này bao giờ cũng được xây dựng theo một đặc điểm, một môtíp chung. Đó là những con người xấu xa, gian xảo, tàn ác, luôn tìm cách bóc lột, lừa gạt, hãm hại hay cướp đoạt những thứ mà nhân vật mồ côi có được. Đó là những nhân vật đại diện cho quyền lực trong gia đình như dì ghẻ, anh trai, chị dâu; những nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội như vua, quan. Kết thúc truyện, bao giờ các nhân vật phản diện cũng đều phải trả giá bằng cái chết. Tên vua Nà Trư độc ác và háo sắc trong truyện Tồng Của gọi được chim Dư Vay đã dùng đủ mọi thủ đoạn bỉ ổi để cướp nàng Pàng Li - vợ chàng Tồng Của. Tội ác của hắn thấu lên đến tận cả trời xanh. Cuối cùng vua Nà Trư đã bị chim Dư Vay phóng ra một tia sáng xanh giết chết. Tên vua trong truyện Nàng Nu mới chỉ nghe nói chàng mồ côi có được người vợ vô cùng xinh đẹp, “máu dê máu

ngựa đã bốc lên óc”, hắn liền truyền lệnh cho quân lính dẫn đường đến ngay

nhà chàng mồ côi. Khi mới nhìn thấy một bàn chân của nàng Nu, vua đã ngây ngất mê mệt và “gạ chàng mồ côi đổi nhà đổi vợ lấy dinh cơ và bẩy người vợ

của vua”. Sự độc ác và háo sắc của hắn đã bị nàng Nu ra tay trừng trị. Trong

truyện Hạt muối, tên vua độc ác cũng bóc lột kiệt quệ sức lao động của chàng trai mồ côi: “Trời chưa sáng đã phải cắt xong cỏ ngựa rồi trở về phát nương mãi đến sẩm tối. Cơm tối xong chàng lại phải xay ngô, nấu rượu, làm hết mọi

đấu cũng bị thua chàng trai. Vua và bọn quan nịnh thần đã dùng đến thủ đoạn hèn hạ và bỉ ổi nhất để giết chàng mồ côi: Tất cả bọn chúng đều nhất loạt khẳng định rằng “Đường còn ngon hơn cả muối”. Vua hả hê khi chém đầu được chàng mồ côi nhưng kết cục, hắn cũng bị chết ở trên thuyền vì hơn một tháng không có muối ăn.

Tuy bị nhân vật phản diện hành hạ, bóc lột nhưng bao giờ các nhân vật mồ côi, những con người đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động, đại diện cho cái thiện, cái đẹp cũng luôn gặp may mắn, nhận được sự giúp đỡ của thần tiên, kết thúc luôn gặp điều tốt đẹp và có cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Chàng mồ côi trong truyện Nàng Nu cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc bên người vợ đẹp và đứa con trai yêu quý sau bao nhiêu năm xa cách. Cả gia đình chàng lúc nào cũng “vui như ngày hội Gầu tào”. Chàng Nhà Tếnh trong truyện Nhà Tếnh được Xếnh Lầu đón về trời và gả cho chàng người con gái út. Cuối truyện, chàng Xí Xang trong truyện Xí Xang đã được gặp lại người vợ hiền xinh đẹp sau bao năm xa cách. Hai vợ chồng “sum họp một nhà, sinh

được đứa con trai kháu khỉnh, lại giàu có như xưa”. Nhờ vào tài đức của

mình, cuối cùng chàng Tồng Của trong truyện Tồng Của gọi được chim dư vay còn được mọi người suy tôn lên làm vua trị vì thiên hạ còn người vợ đẹp

của chàng thì lên ngôi hoàng hậu.

Có thể nói việc xây dựng môtíp hai tuyến nhân vật đối lập nhau như vậy trong các câu chuyện cổ tích thần kỳ phản ánh mâu thuẫn giữa hai lực lượng đối lập trong xã hội Mông thời kỳ bấy giờ; đồng thời cũng nói lên khát vọng của nhân dân lao động mong muốn có được một cuộc sống ấm no, tự do, bình yên, hạnh phúc.

Vậy vì sao nhân vật người mồ côi trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái lại nhiều như vậy? Qua quá trình khảo cứu, chúng tôi thấy: xã hội bộ lạc nguyên thủy chuyển sang gia đình nhỏ lẻ, chế độ

hôn nhân một vợ một chồng đã khiến cho nhiều thành viên của cộng đồng không thể tìm được gia đình cho mình. Những đứa trẻ trước đây chỉ biết đến người mẹ sinh ra chúng, đến giờ bị bỏ rơi khi xã hội sắp xếp lại các gia đình, khiến chúng biến thành những đứa con mồ côi. Qua các nguồn tư liệu đã sưu tầm được, chúng tôi khẳng định rằng văn hóa của dân tộc Mông là văn hóa di cư. Trong quá trình thiên di từ Quý Châu (Trung Quốc) đến Lào Cai, Bắc Hà, Phố Lu, SaPa, Than Uyên, Văn Bàn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu… do không gian và thời gian cách trở đã làm cho nhiều đứa trẻ bị thất lạc. Như vậy, cả một lớp người được gọi là mồ côi - hệ quả tất yếu của sự biến chuyển xã hội -

Một phần của tài liệu Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái (Trang 36 - 104)