Nhóm giải pháp về các chính sách ưu đãi của nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 124 - 126)

5. Bố cục của đề tài

4.2.6. Nhóm giải pháp về các chính sách ưu đãi của nhà nước

Trong những năm vừa qua, Đồng Hỷ đã có nhiều đổi mới về cơ cấu và chính sách do đó đã có tác dụng rất nhiều đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên chính sách còn chưa đồng bộ khi chuyển sang thời kỳ mới thời kỳ CNH-HĐH, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện cơ chế chính sách. Những vấn đề cần hoàn thiện trong thời gian tới là:

Thứ nhất, về tín dụng, tỉnh cần ưu tiên cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn bình thường đối với các cơ sở giám bỏ vốn ra đầu tư vào những lĩnh vực ít hấp dẫn lâu thu hồi vốn. Bên cạnh đó cần có chính sách tín dụng ưu đãi đối với nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, Huyện cần xác định rõ vai trò của hộ nông dân là chủ thể trong sản xuất, tạo điều kiện để kinh tế hộ phát triển, quy hoạch và phát triển các làng nghề truyền thống để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trước mắt cần khẩn trương giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, chú ý việc chuyển đổi ruộng đất chống manh mún và ô thửa nhỏ để tạo ra các vùng chuyên canh nông sản thực phẩm có giá trị hàng hoá.

Thứ ba, tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng, ổn định về kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lí thông thoáng và minh bạch, bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, trong sạch, môi trường thông tin đầy đủ đa dạng chính xác và kịp thời, có các chính sách khuyến khích để thu hút cả nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Thiết lập kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả tránh dàn trải mà chỉ tập trung cho một số ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển. Kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, y tế giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, hệ thống giao thông thuỷ lợi, điện … là những điều kiện thiết yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch.

Thứ tư, về nguồn nhân công, cần có chính sách giáo dục đào tạo lâu dài, có tầm nhìn xa, để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, dần dần giảm bớt số lượng lao động giản đơn, tăng số lao động trong các ngành có công nghệ cao, năng suất lớn. Chú trọng tới công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật để liên tục cập nhật công nghệ mới phục vụ cho những ngành công nghiệp hiện đại.

Thứ năm, có chế độ chính sách khuyến khích cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý để cán bộ y tế có điều kiện đi học xa, lâu ngày giảm được khó khăn về đời sống và tập trung cho học tập.

Thứ sáu, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghiêm cấm việc khai thác bừa bãi gây lãng phí và mất cân bằng sinh học. Giảm xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ chế. Đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, tránh việc lãng phí các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Khai thác nguồn lực theo hướng phát huy tối đa các nguồn lực tiên tiến, giảm thiểu các nguồn lực có hiệu quả thấp.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế bằng việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là các thị trường nhân tố sản xuất, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô và tăng cường quản lý trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ, đổi mới cơ chế điều hành giá cả phù hợp với cơ chế thị trường.

Thứ tám, tổ chức giám sát, đánh giá về tình hình thay đổi của các ngành

nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra với tiến độ thời gian, nguồn lực của tỉnh. Đánh giá tình hình huy động nguồn lực, đánh giá các chính sách giải pháp đã thực hiện., đánh giá kết quả của sự chuyển dịch các ngành...

Thứ chín, khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội tham gia trong việc tổ chức thực hiện, giám sát, đánh gia sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu phát triển, định hướng phát triển của các ngành kinh tế trong quảng đại quần chúng nhân dân.

Thứ mười, tích cực và chủ động thực hiện các cam kết quốc tế bao gồm: hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy theo nguyên tắc WTO, phân tích, đánh giá những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)