Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 122 - 124)

5. Bố cục của đề tài

4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ

Phát triển khoa học công nghệ là một yếu tố, một cơ sở quan trọng của phát triển kinh tế xã hội. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao hàm trong mình sự nâng cao trình độ và đổi mới cơ cấu công nghệ. Để Đồng Hỷ không rơi vào tụt hậu thì trước hết không thể lạc hậu về khoa học công nghệ. Trong thời gian tới cần tập trung vào:

Thứ nhất, huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghệ, ở Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng cho đến nay vốn đầu tư dành cho hoạt động khoa học công nghệ còn tách rời vốn cho phát triển kinh tế. Vốn cho khoa học công nghệ chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách nhà nước. Chưa phải là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp. Do vậy cần đa dạng hóa nguồn vốn cho công tác nghiên cứu và phát triển đổi mới khoa học công nghệ, có chính sách khuyến khích thúc đẩy khoa học công nghệ, cụ thể như sau:

Quy định tỷ lệ tối thiểu và khuyến khích dành tỷ lệ cao hơn phần vốn dành cho khoa học công nghệ trong các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xây dựng ngân hàng khoa học công nghệ, các khoản tín dụng, các quỹ hỗ trợ tài chính cho phát triển khoa học công nghệ trong hệ thống ngân hàng và tài chính để mở rộng nguồn vốn vay cho các cá nhân và tổ chức.

Quy định mức lãi suất thấp đối với khoản vay tín dụng cho việc nghiên cứu, áp dụng, thích nghi cải tiến hoặc sáng tạo công nghệ mới, tiên tiến ở các doanh nghiệp.

Miễn giảm thuế đối với các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và là kết quả nghiên cứu, triển khai của doanh nghiệp

Thứ hai, với mục đích đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, một mặt huyện cần xây dựng mục tiêu nghiên cứu phát triển cụ thể đồng thời cần triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường như chương trình thông tin viễn thông, công nghệ vật liệu… Mặt khác huyện nên triển khai ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO cho các sản phẩm công nghiệp. Nhanh chóng chuyển hướng hoạt động khoa học công nghệ gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh hướng trọng tâm vào nghiên cứu, ứng dụng, triển khai bằng các dự án chuyển giao công nghệ xuất phát từ nhu cầu thiết thực của từng ngành, từng sản phẩm mũi nhọn.

Thứ ba, trong chuyển giao công nghệ, thực hiện tích cực việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, thích hợp từ bên ngoài vào, kết hợp tăng cường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng trong nội địa. Đối với công nghệ nhập, khuyến

khích chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Ở giai đoạn tới, những nỗ lực chủ yếu nên tập trung vào các khâu lựa chọn làm chủ, thích nghi và nhân rộng các công nghệ nhập, nâng cấp hiện đại hoá công nghệ truyền thống. Cần tập trung có trọng điểm, đồng bộ cho các nhiệm vụ, chương trình dự án mới và phát triển công nghệ theo hướng dự án ưu tiên đã được lựa chọn, hoàn thiện và tăng cường hạ tầng công nghệ của huyện.

Thứ tư, tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, các trung tâm giống cây, con, các trạm hiện có của huyện để phục vụ cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trước hết là cho nông nghiệp hình thành được giống cây, con giống có năng suất cao, chất lượng phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng miền trong huyện.

Thứ năm, có chính sách và biện pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ ở cơ sở nghiên cứu. Có chế độ đặc biệt ưu đãi các nhân tài và đào tạo cán bộ đầu ngành, các công trình sư cho ngành, công nghệ then chốt.

Thứ sáu, trong thời gian tới, cần tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện một số chương trình trọng điểm về đổi mới công nghệ cho các xí nghiệp, các lĩnh vực quan trọng của huyện để tạo cục diện mới. Nhanh chóng xây dựng chính sách khoa học công nghệ cho huyện để đảm bảo phát triển khoa học gắn chặt với sản xuất, phát triển các loại cây công nghiệp tiên tiến. Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất mới dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại; phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghiệp phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn và kinh tế nông nghiệp, phục vụ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)