Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 45)

5. Bố cục của đề tài

1.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung và của từng địa phương nói

riêng. Từ những năm đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề cao vấn đề này. Trong những năm qua từng địa phương cùng với cả nước ra sức thực hiện, từng địa phương đã đạt được kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những yếu kém cùng song song và tồn tại đây là một điều không thể tránh khỏi đối với một quốc gia nào, hay địa phương nào. Để từ đó rút ra được kinh nghiệm cho mình và cho các tỉnh bạn.

Với số lượng tài liệu có hạn, đề tài xin nêu ra một số kinh nghiệm từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của 3 tỉnh đó là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Nam và tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, là tỉnh đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước. Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý vĩ mô, phân bổ đầu tư cũng như thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt miền trung... nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh, quá trình phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An có xu hướng đi lên tuy nhiên vẫn còn ở một mức độ nhất định. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã có sự thay đổi đúng hướng: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,41% xuống còn 28,35%, tương ứng với nó là sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp từ 29,30% lên 33,70%, ngành dịch vụ từ 36,29% lên 37,95% năm 2010. Các ngành và các lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng và có sự chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng tích cực.

Xét về mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP, trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp nhiều nhất 47,3%, tiếp đó là khu vực dịch vụ đóng góp 39,5%, khu vực nông - lâm - ngư (13,2%). Như vậy, mức đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng lên rất nhanh (1,64 lần) trong khi mức đóng góp của khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm rất nhanh (1,84 lần). Điều này thể hiện sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 5 năm đạt trên 5,12%/năm ; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng cao; cơ cấu kinh

tế nội ngành và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn có bước chuyển dịch theo hướng tích cực.

Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 là 15,28%, trong đó công nghiệp tăng 15,1%, xây dựng tăng 15,46%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt 33,70% vào năm 2010. Thời gian qua công nghiệp phát triển đúng hướng, tỉnh đã chú trọng phát triển mạnh một số ngành công nghiệp có lợi thế so sánh.

Dịch vụ Nghệ An có nhịp độ tăng trưởng hàng năm là 11,3%, kinh tế hàng hoá phát triển, thị trường được mở rộng. Năng lực kinh doanh khá, đáp ứng cơ bản và kịp thời dịch vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Các mối quan hệ thương mại, dịch vụ trong và ngoài nước có sự khởi sắc. Ngành thương mại tiếp tục được tổ chức lại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhândân. Hoạt động du lịch chuyển biến khá mạnh, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư (Cục thống kê tỉnh Nghệ An, 2005 – 2010)

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo định hướng phát triển các thành phần kinh tế với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là khu vực kinh tế tập thể phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún, đơn giản, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Trung ương quản lý) giảm về tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn tỉnh từ 35,5% năm 2005 còn 33,92% năm 2010. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GDP tỉnh và xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. Năm 2010 khu vực này đóng góp 1,19% cho GDP tỉnh.

1.2.2.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội gần 60 km về phía Nam với diện tích là 86,049.4 km2, dân số là 785.057 người. Trong những

năm qua cùng với nhịp độ tăng trưởng cả nước, Hà Nam tuy mới được thành lập nhưng cũng đã có nhiều sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong nền kinh tế. Cùng với đó là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã có sự tiến bộ đáng kể.

Bảng 1.3: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Hà Nam theo GDP giai đoạn 2004 - 2009 Đơn vị: % Ngành 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng GDP 100 100 100 100 100 100 Công nghiệp 16,26 18,83 19,11 20,06 25,54 29,44 Nông nghiệp 52,64 49,58 48,29 48,04 44,03 40,06 Dịch vụ 31,10 31,59 32,60 31,90 30,43 30,50

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Nam.

Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng đáng kể qua các năm từ 16,26% năm 2004 lên 29,44% năm 2009. Như vậy có thể thấy rằng ngành công nghiệp ngày càng phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu của mình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh, nổi bật lên trong công nghiệp là sự tăng nhanh của công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, với tỷ trọng 29,44% trong cơ cấu GDP thì công nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ và cần phải được nâng lên trong thời gian tới để giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh.

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm tương đối trong giai đoạn 2004 – 2009 từ 52,64% vào năm 2004 xuống còn 40,06% vào năm 2009, đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình CNH - HĐH, tạo tiền đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, với tỷ trọng 40,06% thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, gây trở ngại cho quá trình CNH - HĐH nền kinh tế của tỉnh.

Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn 2004 - 2009 có sự thay đổi không đáng kể từ 31,10% năm 2005 xuống còn 30,50% năm 2009. Điều này không có nghĩa là ngành này không tăng trưởng, trái lại GDP của ngành này liên tục tăng mạnh qua các năm nhất là hoạt động thương mại và các dịch vụ vận

tải, khách sạn nhà hàng, bưu chính viễn thông,...Bởi vì cùng với sự đi lên của các ngành công nghiệp thì các ngành thuộc khối dịch vụ cũng có bước phát triển theo và nó sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tóm lại, cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh thời kỳ 2004 - 2009 có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Sau 5 năm tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng 12,58%. Đây là xu hướng tích cực cho quá trình CNH - HĐH. Tuy vậy, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam năm 2010 vẫn là cơ cấu Nông nghiệp- Dịch vụ - Công nghiệp (Cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2005 – 2010)

Trong những năm qua các tỉnh đều có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách hiệu quả, đạt được kết quả như vậy là do các tỉnh đã xác định được các hướng đi cho các ngành kinh tế:

- Đối với nông nghiệp: phát triển nông nghiệp trong khả năng cho phép đảm bảo an toàn lương thực và tạo cơ sở cho ngành công nghiệp chế biến, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Đối với công nghiệp: đầu tư vào những ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao, tạo giá trị lớn, có thị trường tiêu thụ và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Ưu tiên những ngành nghề khai thác được tiềm năng tài nguyên, tạo nguyên liệu và sản phẩm phong phú, giải quyết được nhiều việc làm cho dân.

- Đối với dịch vụ: phát triển mạnh ngành thương mại, đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của tỉnh, phát triển du lịch trên cơ sở khai thác đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, thông tin viễn thông, giao thông vận tải...

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng: điện khí hoá nông thôn, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn....

Với hướng đi cho các ngành như vậy nên trong thời gian qua cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn cần khắc phục.

1.2.2.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng; năm 1997, khi mới tái lập là một tỉnh thuần nông, diện tích tự nhiên 1.371 km2; dân số hơn 1,1 triệu người, GDP bình quân đầu người bằng 48% GDP bình quân của cả nước.

Trong thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 điểm (%) so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% và tiếp tục giảm còn khoảng 56,2%năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008 sau đó tăng lên 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005 và 14,9% năm 2010. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng còn chậm.

Bảng 1.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2001- 2010

TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010

1 GDP giá thực tế (tỷ đồng)

Tổng số 3.592 8.872 33.903

1.1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.040 1.726 5.054

1.2 Công nghiệp – xây dựng 1.461 4.675 19.041

1.3 Dịch vụ 1.091 2.472 9.808

2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)

Tổng số 100,00 100,00 100,00

2.1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 28,94 19,45 14,9

2.2 Công nghiệp – xây dựng 40,68 52,69 56,2

2.3 Dịch vụ 30,38 27,86 28,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, 2010

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%.

Khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, trong điều kiện công nghiệp và xây dựng đã và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong triển vọng sắp tới. (Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2005 – 2010)

Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 39,9% năm 2009 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài.

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có được thành công như trên tỉnh đã quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương cần xác định và lựa chọn một mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Tập trung vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo định hướng CNH – HĐH.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)