5. Bố cục của đề tài
4.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Đồng Hỷ không thể thiếu giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn lao động. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trên thực tế, chúng ta chưa có sự ưu tiên nào cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Với Đồng Hỷ, trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là vùng núi dân trí còn quá thấp thì việc đẩy mạnh giáo dục nhằm nâng cao dân trí càng có ý nghĩa hơn, cần được quan tâm và tập trung hơn nữa. Mặc dù trong những năm qua đã có những cố gắng và tiến bộ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chưa được khai thác và quản lý tốt. Để chủ động phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược, phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ mật thiết với nhau cả 3 mặt: giáo dục, đào tạo con người; sử dụng con người và tạo việc làm.
Thứ nhất, để đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thì ngoài việc đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư và tăng nhanh nguồn vốn đầu tư, trang bị kỹ thuật hiện đại công nghệ cao, thì mặt khác cũng phải có một cơ cấu lao động hợp lý giữa các ngành. Thực tế cơ cấu lao động ở Đồng Hỷ thời gian qua còn nhiều bất cập, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ quá nhỏ bé, lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn là chính. Do vậy cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
Thứ hai, tạo sự gắn bó tốt hơn giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường lao động. Gắn giáo dục đào tạo với thị trường sức lao động, thực hiện xã hội hóa sự nghiệp đào tạo. Dành nguồn lực thích đáng, kể cả vốn vay để tập trung vào một số khâu, lĩnh vực giáo dục cần thiết, đồng thời có chính sách thu học phí và huy động sự đóng góp của những người sử dụng sức lao động được đào tạo, của cộng đồng, của những tổ chức kinh tế xã hội theo nguyên tắc: ai bỏ chi phí đào tạo thì được quyền sử dụng lao động đào tạo trong một thời gian nhất định. Nếu người được đào tạo không chấp hành buộc phải hoàn trả kinh phí đào tạo.
Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật, nhất là đối với những ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản. Mở rộng đào tạo nghề dưới nhiều hình thức, tăng nhanh về số lượng và đa dạng hoá các loại hình trường lớp theo hướng xã hội hoá công tác đào tạo nghề. Coi trọng công tác đào tạo lại đối với cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân, có chính sách đưa một số lao động có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt đi học tập, đào tạo ở nước ngoài tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đủ sức vận hành và làm chủ các kỹ thuật và công nghệ mới.
Thứ tư, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về dạy nghề cho lao động; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội nông dân, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; triển khai tuyên truyền về dạy nghề lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức biểu dương tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động
Thứ năm, củng cố và phát triển các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, phát triển các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Phát triển mạnh mẽ hệ thống đào tạo thích hợp, có mục tiêu nội dung, phương pháp và quy mô thích hợp, có mục tiêu nội dung, phương pháp và quy mô thích hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và trong tương lai gần, nhằm tạo nên lực lượng lao động cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm. cần ưu tiên đào tạo cho các ngành mũi nhọn, tạo những dịch chuyển lớn có chất lượng về cơ cấu lao động.
Thứ sáu, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới dạy nghề, cần chú trọng tới việc đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, đặc biệt những kiến thức mới về kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để đủ sức tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong việc quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực.
Thứ bảy, khối lượng việc làm thường phụ thuộc vào sự thu hút và việc phân bổ vốn đầu tư trong toàn xã hội phù hợp với các định hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trong quá trình CNH – HĐH nên huyện cần có chính sách khuyến khích mọi tổ chức mọi cá nhân đầu tư vào sản xuất, dịch vụ, để tạo việc làm, thực hiện có hiệu quả các hỗ trợ việc làm trong xã hội.
Thứ tám, xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, CNH - HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Thứ chín, cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Phải có sự phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những người cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan công quyền. Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng, làm cho những người thật sự có tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội, xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền.