Kinh nghiệm rút ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 144)

5. Bố cục của đề tài

1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Đồng Hỷ

Thứ nhất, nên có giải pháp thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ như chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh, từ đó dần định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp

Thứ hai, phát triển nông nghiệp trong khả năng cho phép đảm bảo an toàn lương thực và tạo cơ sở cho ngành công nghiệp chế biến, đẩy mạnh phát triển ngành thương mại và xuất khẩu

Thứ ba, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền Trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng tình hình về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của huyện từ đó lựa chọn mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học làm cơ sở phương pháp luận, qua đó có thể đánh giá các hiện tượng, sự vật nghiên cứu một cách khách quan khoa học nhất. Cụ thể ở đây là đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Trên cơ sở các quy luật, các phạm trù kinh tế học hiện nay, trong đề tài còn sử dụng các quan điểm về lợi thế, tiềm năng, nguồn lực và các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất như lao động, vốn, khoa học công nghệ, đất đai…

2.1.2. Câu hỏi nghiên cứu

1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hiện nay diễn ra như thế nào?

2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn huyện Đồng Hỷ?

3. Định hướng và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới như thế nào?

2.1.3. Phương pháp thu thập thông tin

2.1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dựa trên những nguồn số liệu có sẵn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau:

- Từ Niên giám thống kê Việt Nam, niên giám thống kê của tỉnh, tạp chí, sách, báo, báo điện tử…

- Từ Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Lao động - thương binh và xã hội, phòng thống kê huyện, phòng tài nguyên và môi trường, phòng kinh tế - hạ tầng, phòng nông nghiệp và các phòng bàn khác của huyện

Thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ chính xác và toàn diện toàn bộ hệ thống các thông tin liên quan đến cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu ngành với những nguồn dẫn cụ thể

2.1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập thông tin về tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ lãnh đạo, phụ trách từng bộ phận, ngành trong huyện

2.1.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

2.1.5. Phương pháp phân tích thông tin

2.1.5.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Đây là phương pháp rất quan trọng đối với các nhà kinh tế khi nghiên cứu. Dựa vào phương pháp này chúng ta có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu một đề tài nào đó như: tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao.

Đề tài đã đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn 2008 – 2011, so sánh giữa cơ cấu các ngành kinh tế và trong nội bộ các ngành kinh tế với nhau. Từ đó đưa ra nhận định về tốc độ và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, phương hướng thích hợp nhằm thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng mà huyện đã định.

2.1.5.2. Phương pháp phân tích kinh tế

Mô hình SWOT là mô hình dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức hoặc đối với một vấn đề nào đó. Là mô hình được sử dụng rộng rãi có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lược cũng như định hướng cho tương lai.

- W (Weeknesses): Các điểm yếu - O (Oppertunities): Các cơ hội - T (Threatens): Các thách thức Các yếu tố môi trƣờng S. Các điểm mạnh 1- 2- ... W. Các điểm yếu 1- 2- ... O. Các cơ hội 1- 2- .... 1- S1O1 2- S2O2 ... 1- W1O2 2- W2O1 … T. Các thách thức 1- 2- .... 1- S2T1 ... 1- W1T1 2- ....

Trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh với các điểm yếu, cũng như các cơ hội với các thách thức, hoặc kết hợp xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ có nhiều phương án khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn được phương án tối ưu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn như:

- Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành (NN, CN, DV) trong GDP:

Phản ánh tỷ trọng khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong GDP Công thức:

Tỷ trọng NN trong GDP = Tổng giá trị sản xuất ngành NN

X 100% Tổng giá trị sản xuất của huyện

- Cơ cấu xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu

Đánh giá tỷ trọng xuất khẩu của huyện trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của tỉnh và tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh

Công thức:

Tỷ trọng xuất khẩu = Tổng giá trị xuất khẩu của huyện X 100% Tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh

Đơn vị: %

- Các chỉ tiêu về nguồn lực:

Các yếu tố đầu vào của nền kinh tế gồm Vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, tài nguyên, đất đai, công nghệ… giúp đánh giá sức mạnh về nguồn lực và so sánh với sản lượng đầu ra.

- Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động

Như tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp trong tổng số lao động, chất lượng lao động, sự di động của lao động giúp đánh giá số lượng lao động hoạt động trong các lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp so với các lĩnh vực khác.

Công thức:

Cơ cấu lao động nông, lâm, ngư nghiệp =

Tổng số lao động nông, lâm, ngư nghiệp

X 100% Tổng số lao động của tỉnh

Đơn vị: %

- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp:

Đô thị hoá, quy mô hộ nông nghiệp, tình trạng manh mún ruộng đất, hộ nông dân không có đất giúp đánh giá tốc độ đô thị hóa, tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

Công thức:

Cơ cấu lao động sử dụng đất

nông nghiệp =

Tổng diện tích đất NN

X 100% Tổng diện tích đất toàn tỉnh

- Cơ cấu vốn đầu tư xã hội và cho nông nghiệp, hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp:

Giúp đánh giá lượng vốn đầu tư của tỉnh cung cấp cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp so với các lĩnh vực khác

Cơ cấu vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp =

Tổng số vốn đầu tư cho NN

X 100% Tổng số vốn đầu tư

Đơn vị: %

- Cơ cấu các thành phần kinh tế, phân bổ vốn giữa các thành phần kinh tế: Tính toán và đánh giá tỷ lệ phân bổ vốn của các thành phần kinh tế cho khu vực nông thôn bằng đồ thị.

- Tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành nghề trong khu vực nông thôn.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và thay đổi cơ cấu của các ngành nghề chủ yếu trong khu vực nông thôn bằng đồ thị

- Năng suất đất đai và năng suất lao động nông nghiệp.

Biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử dụng đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu năng suất sử dụng đất càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất mang lại càng cao và ngược lại

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B, gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá sản phẩm hàng hoá của trang trại và hộ nông dân các doanh nghiệp trong huyện đến với các khách hàng trong khu tỉnh và từ đó phân phối ra các khu vực (phụ lục số 01) (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình phức tạp không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100 mét so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Đồng Bẩm, Huống Thượng độ cao chỉ 20 mét. Vùng Bắc giáp với Huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của Huyện tiếp giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất đất nông nghiệp, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu huyện Đồng Hỷ Khí hậu huyện Đồng Hỷ chia thành hai mùa rõ rệt là mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát

triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm tạo điều kiện cho nhiều loại cây rau phát triển. Tuy nhiên khi xẩy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnhcũng gây khó khăn cho sản xuất lâm nghiệp. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.4. Thủy văn

Sông suối của huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc, mật độ sông suối bình quân 0,2km/km2. Huyện Đồng Hỷ có các sông suối lớn là:

- Sông Cầu là con sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua phía Tây của huyện dài khoảng 47 km là nguồn nước chính cung cấp cho Đồng Hỷ. Chế độ dòng chảy thất thường nhiều năm gây úng lụt, về mùa cạn nước sông xuống thấp gây hạn hán.

- Sông Linh Nham: Bắt nguồn từ huyện Võ Nhai và chảy qua xã Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thượng, Linh Sơn ra Sông Cầu, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 28 km. Do rừng đầu nguồn bị chặt quá nhiều lên lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn, mùa mưa thường gây lũ lớn, mùa khô mực nước sông xuống rất thấp.

- Sông Ngòi Trẹo bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua Nam Hoà dài 19 km; suối Ngàn Khe bắt nguồn từ Cây Thị chảy qua thị trấn Trại Cau và Nam Hoà dài 21 km. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.5. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên a, Đất đai, thổ nhưỡng

- Đất đai (phụ lục số 02)

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến hết 12/2010 là 45.524,44 ha được phân bố theo 15 đơn vị hành chính xã và 03 thị trấn, trong đó đất nông nghiệp: 37.774,9 ha, chiếm 82,97% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 4.719,52 ha, chiếm 10,36% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 3.030,02 ha, chiếm 6,67% diện tích tự nhiên. Như vậy, hiện tại quỹ đất đai của huyện đã được đưa vào sử dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khá triệt để chiếm 93,33%.

Đất nông nghiệp: Xét dưới góc độ chủ sử dụng, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng 25.332,74 ha, chiếm 67,06 % diện tích đất nông nghiệp toàn huyện và các tổ chức kinh tế sử dụng 8.485,74 ha, chiếm 32,94% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Xét dưới góc độ mục đích sử dụng, đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm 40,46% đất nông nghiệp và 33,57% diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm là 8.815,39 ha. chiếm 57,66%, đất trồng cây lâu năm có 6.471,08 ha, chiếm 42,33%. Các xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn là xã Văn Hán (2.471,29 ha), xã Khe Mo (1.561,88 ha). Kết quả điều tra cho thấy hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ là tương đối cao, ở tất cả các xã trên địa bàn huyện đều đã xây dựng được các mô hình sử dụng đất đạt hiệu quả.

Đất lâm nghiệp: Rừng sản xuất có 18.136,54 ha, chiếm 81,57% đất lâm nghiệp của huyện, rừng phòng hộ 4.096,2 ha, chiếm 18,42%. Các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp là xã Văn Lăng (4.875,11 ha). chiếm 21,92% đất lâm nghiệp, xã Hợp Tiến (3.747,75 ha), chiếm 16,85%.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: Gồm 242,87 ha, chiếm 0,64% đất nông nghiệp. Xã có diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là xã Văn Hán (34,65 ha) các xã còn lại diện tích tương đối đều nhau, thấp nhất là xã Hoà Bình (1,3 ha)

Đất phi nông nghiệp: Gồm 4.719,52 ha. chiếm 10,36% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là một tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp tương đương với các huyện thuộc vùng miền núi. Xã Hoá Thượng có tỷ lệ đất phi nông nghiệp so với diện tích tự nhiên lớn nhất chiếm 9,23%, các xã còn lại diện tích tương đối đều nhau.

Đất ở: Gồm 929,44 ha chiếm 19,69% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm: Đất ở tại nông thôn: có 817,36 ha. chiếm 87,94% đất ở của huyện; Đất ở tại đô thị: Có diện tích 112,08 ha. chiếm 12,06% đất ở toàn huyện. Riêng khu vực Thị trấn Chùa Hang và Thị trấn Trại Cau, đất ở đô thị có 87,14 ha (Thị trấn Chùa Hang 54,37 ha, Thị trấn Trại Cau 32,77 ha) chiếm 77,74% đất ở đô thị của toàn huyện.

- Thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha, phân theo thổ nhưỡng bao gồm các loại đất như sau: a) đất phù sa bồi tụ có 644 ha phân bố chủ yếu ven sông

Cầu thuộc các xã Đồng Bẩm, Huống Thượng; b) đất phù sa không được bồi là 1.258 ha, chủ yếu ở xã Đồng Bẩm, Huống Thượng, Linh Sơn, Nam Hoà, Hoà Bình, Minh Lập, Hoá Thượng, Cao Ngạn; ) đất phù sa có tầng loang lổ đỏ và vàng là 410,5 ha phân bố nhiều ở Huống Thượng; và d) đất phù sa ngòi suối có 100,6 ha thuộc các xã Khe Mo, Hóa Trung, Hoá Thượng và Minh Lập. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

b, Tài nguyên thiên nhiên

Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)