Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 75)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực nông nghiệp

Giai đoạn 2008-2011, nông nghiệp của huyện đã có bước phát triển toàn diện, theo chiều hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho hộ nông dân. Thời kỳ này giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp có xu hướng tăng góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho huyện. Sau đây là một số kết quả cụ thể:

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm thủy sản

Hạng mục 2008 2009 2010 2011 Bình quân (%/năm) 1. GTSX toàn ngành (Triệu đ; giá HH) 633.279 704.796 840.218 1.084.031 19,84 - Nông nghiệp 601.689 671.135 804.348 1.045.804 20,47 - Lâm nghiệp 24.606 26.328 28.171 30.143 7,00 - Thủy sản 6.984 7.333 7.699 8.084 5,00

2. Cơ cấu toàn ngành (%) 100 100 100 100 -

- Nông nghiệp 95,01 95,22 95,73 96,47 0,51 - Lâm nghiệp 3,89 3,73 3,35 2,78 -10,39 - Thủy sản 1,10 1,05 0,92 0,75 -12,07 3. GTSX ngành nông nghiệp (Triệu đ; giá HH) 601.689 671.135 804.348 1.045.804 20,47 - Trồng trọt 386.338 409.511 520.884 660.226 19,98 - Chăn nuôi 167.853 190.791 203.486 301.031 22,75 - Dịch vụ nông nghiệp 47.498 70.833 79.978 84.547 22,58

4. Cơ cấu ngành nông nghiệp (%) 100 100 100 100 -

- Trồng trọt 64,20 61,02 64,76 63,14 -0,45

- Chăn nuôi 27,90 28,43 25,30 28,78 1,56

- Dịch vụ nông nghiệp 7,90 10,55 9,94 8,08 3,07

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông, lâm thủy sản: Dựa vào bảng 3.2, có thể thấy cơ cấu nội ngành nông, lâm và thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng từ 95,01% năm 2008 lên 96,47% năm 2011 (tăng bình quân 0,51%/năm). Tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm từ 3,89% năm 2008 xuống còn 2,78% năm 2011 (giảm bình quân 10,39%/năm). Tỷ trọng ngành thủy sản giảm từ 1,10% năm 2008 xuống còn 0,75% năm 2011 (giảm 12,07%/năm).

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2008 và 2011

Giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành nông nghiệp là 20,47%/năm, trong đó trồng trọt tăng 19,98%/năm; chăn nuôi tăng 22,75%/năm và dịch vụ nông nghiệp tăng 22,58%. Xu hướng thay đổi này phù hợp với định hướng của huyện là nâng cao dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong nội bộ ngành (tốc độ tăng của hai ngành này đều nhanh hơn ngành trồng trọt) (Biểu đồ 3.1) Năm 2008 386338 64% 167853 28% 47498 8%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

Năm 2011 660226 63% 301031 29% 84547 8%

3.2.2.1. Ngành nông nghiệp cơ bản a, Ngành Trồng trọt

Ngành trồng trọt là ngành cung cấp lương thực chính cho toàn xã hội, nguyên liệu chế biến cho ngành công nghiệp, là ngành giữ vị trí quan trọng trong nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Tuy vậy,thường có sự phân bố không giống nhau giữa các loại cây trồng khác nhau. Nhóm cây lương thực là lúa và nhóm cây lâu năm điển hình là chè luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị ngành trồng trọt. Năm 2011, tổng giá trị của cây lương thực có hạt là 292,574 triệu đồng, chiếm 44,31%, tiếp đó là nhóm cây lâu năm với tổng giá trị ước đạt khoảng 232,865 triệu đồng, chiếm khoảng 35,27% tổng giá trị ngành trồng trọt. (Phụ lục 04)

Đối với các cây trồng chủ lực

Thực tế ngành trồng trọt huyện Đông Hỷ cho thấy cây chè và lúa vẫn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện trong những năm tới cũng sẽ tập trung vào hai loại cây trồng chủ lực này (biểu đồ 3.3). Bên cạnh việc gia tăng tỷ trọng và giá trị tuyệt đối, sản lượng và nhất là năng suất lúa đã tăng từ 45,4 tạ/ha lúa (năm 2008) lên 49,7 tạ/ha (năm 2011) (phụ lục 06), còn sản xuất chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, mở rộng diện tích chè thương phẩm để vừa phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng của cây chè và lúa trong ngành trồng trọt 2008 và 2011

Năm 2011 thị trường chè tiêu thụ ổn định, năm sau cao hơn năm trước 11%, bình quân giao động theo các mức sau: đối với chè chất lượng trung bình có giá từ 70.000đ - 100.000đ/kg; chè chất lượng khá 150.000 - 350.000đ/kg, chè chất lượng cao có giá từ 400.000 - 500.000 đ/kg, chè đặt biệt có giá từ 2.600.000- 3.000.000 đ/kg. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha chè xấp xỉ đạt 81,71 triệu đồng/ha/năm.

Diện tích trồng mới chè cơ bản được chuyển đổi từ diện tích vườn đồi tạp, lúa 1 vụ bấp bênh và trồng lại trên đất chè cũ. Các giống mới được trồng chủ yếu là các giống LDP1, TRI777, và một số giống nhập nội như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Thúy Ngọc được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, đây là những giống chè có chất lượng cao, năng suất vượt trội so với các giống địa phương.

Đối với các cây trồng còn lại

Cây ngô: Ngô cũng là một cây trồng có đóng góp tương đối lớn trong ngành trồng trọt. Đến nay 100% diện tích ngô của huyện được gieo trồng bằng các giống ngô lai, chủ yếu là lai đơn, lai 3 cho năng suất cao. Diện tích trồng ngô và từ đó, sản

Năm 2008 76000 20% 123966 32% 186372 48% Cây chè Cây lúa Cây khác Năm 2011 169515 26% 235388 36% 255323 38% Cây chè Cây lúa Cây khác

lượng ngô thay đổi thất thường qua các năm, năm 2008 sản lượng cao nhất trong giai đoạn 2008-2011 với 9.416 tấn và diện tích trồng ngô cũng là cao nhất: 2.352 ha. Tuy nhiên, xét về năng suất, năm 2010 mới là năm thành công nhất trong giai đoạn này khi đạt 42,33 tạ/ha (phụ lục 06)

Cây khoai lang và sắn: Về giá trị sản xuất, do giá thu mua khoai lang và sắn tươi tại các đầu mối tương đối thấp (khoảng 500đ/kg khoai lang tươi và 2300đ/kg sắn tươi năm 2011), nên giá trị sản xuất của khoai lang và sắn là tương đối thấp (khoai lang đạt 10.600 triệu và sắn đạt 10.638 triệu đồng). Năm 2011 diện tích trồng khoai và sắn giảm so với năm 2010. Có sự biến động này là do người dân đã chuyển một số diện tích trồng khoai sang trồng loại cây trồng khác (phụ lục 05)

Cây đỗ tương: diện tích gieo trồng tăng dần qua các năm nhưng đến năm 2011 thì giảm chỉ còn 147 ha (bảng 3.3) Mặc dù diện tích đỗ tương năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng sản lượng đỗ tương năm 2011 là 225,3 tấn, cao hơn so với 207 tấn năm 2010 và năng suất năm 2011 là 15,3 tạ/ha so với 13,1 tạ/ha của năm 2010. Nhờ đó, giá trị sản xuất của cây đỗ tương lại tăng rất cao (tăng từ 2.122,8 triệu đồng lên 3.379,5 triệu đồng, tức tăng khoảng 59,2%).

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây công nghiệp huyện Đồng Hỷ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Cây Đỗ tƣơng

Diện tích Ha 140,2 150,8 158,3 147,0

Năng suất Tạ/ha 12,60 11,96 13,10 15,30

Sản lượng Tấn 176,9 176,9 207,0 225,3

Giá trị sản xuất Trđ 2.122,8 2.299,7 2.898,0 3.379,5

2. Cây Lạc

Diện tích Ha 347,0 375,0 380,7 391,9

Năng suất Tạ/ha 10,80 11,09 14,21 14,90

Sản lượng Tấn 375,7 416,0 540,0 584,7

Giá trị sản xuất Trđ 9.772,2 8.338,3 9.925,0 11.133,5

Cây lạc: Diện tích lạc năm 2008 là 347 ha, đến năm 2011 diện tích trồng lạc đã đạt 391,9 ha. Cùng với sự ra tăng về diện tích trồng lạc, năng suất và sản lượng lạc cũng được nâng lên một cách rõ rệt do có sự áp dụng khoa học kỹ thuật và các giống mới như SĐ, LD2, L14, L15, phân bón vào canh tác (Năng suất tăng từ 10,8 tạ/ha năm 2008 lên 14,9 tạ/ha năm 2011), giá trị sản xuất của cây lạc đã tăng với tốc độ cao hơn (tăng từ 9772,2 triệu đồng lên 11.133,5 triệu đồng tương đương với 14%).

Cây ăn quả: Trong những năm qua diện tích trồng cây ăn quả đã có những biến động nhất định; diện tích cây có múi có xu hướng không đổi; diện tích vải giảm mạnh từ 1.084 ha vải của năm 2008 xuống còn 835 ha vải năm 2011 nhưng các giống cây ăn quả vẫn là nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân trên vùng gò đồi, nhất là đối với các hộ sống ở vùng phía Bắc của huyện, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống.

Mặc dù diện tích trồng giảm nhưng cây ăn quả vẫn là một trong những loại cây đem lại giá trị kinh tế tương đối cao so vơi các loại cây trồng khác và giá trị sản xuất cây ăn quả cũng không ngừng tăng qua các năm. Hiện nay, một số loại cây ăn quả đem lại thu nhập khá là nhãn 44,6 triệu đồng/ha, vải 55,8 triệu đồng/ha. Sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn huyện đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu thị trường trong huyện và vùng lân cận

Nhóm rau: Đồng Hỷ là một trong những huyện sản xuất rau với khối lượng sản phẩm lớn của tỉnh Thái Nguyên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương và người dân ở địa phương khác. Do thị trường tiêu thụ lớn, mặt khác cây rau là loại cây trồng đem lại thu nhập khá cao và thường xuyên so với các loại cây khác nên được nông dân huyện Đồng Hỷ chú trọng phát triển.

Bắt đầu từ năm 2004, huyện Đồng Hỷ quan tâm đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau, nhất là quản lý dịch hại tổng hợp trên rau (IPM) và hướng sản xuất rau theo hướng an toàn (VIETGAP). Nhờ đó, năng suất và chất lượng rau ngày càng được nâng cao. Năng suất rau năm 2011 đạt 197,6, tạ/ha, cao gấp 1,18 lần năm 2008. Nhờ đó, sản lượng rau tăng lên đáng kể, đạt 21.962,3 tấn năm 2011. Có thể nói, rau là cây trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp

với cơ cấu: Lúa xuân muộn - Lúa mùa sớm - cây rau vụ đông và điều kiện các xã ven đô. Nhiều diện tích cho thu nhập trên 50 triệu đồng và trên 100 triệu đồng /ha. Tổng giá trị sản xuất rau các loại năm 2011 đạt 94.439 triệu đồng (tăng 1,4 lần so với năm 2008)

- Nhóm hoa: Diện tích trồng hoa đạt 30 ha với các loại hoa: cúc, hồng, đồng tiền, lily… trong đó diện tích trồng hoa cao cấp chuyên canh (trồng trong nhà lưới) để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày và dịp tết Nguyên đán được các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư và mở rộng như hoa lily, phong lan…

b. Ngành Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là ngành có giá trị sản xuất đứng thứ hai sau ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những hướng mũi nhọn mà huyện Đồng Hỷ xác định nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển những giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao, từng bước sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế trang trại.

Mặc dù có sự gia tăng cả về số lượng gia súc, gia cầm và giá trị sản xuất, nhưng qua biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi vào giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp không thay đổi nhiều lắm (tăng khoảng 0,88%) và luôn chiếm dưới 30%. Nguyên nhân một phần là do giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng với tốc độ lớn tương đương và đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của toàn ngành.

Từ năm 2008 - 2011, huyện đã triển khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn lợn, thực hiện hỗ trợ giá giống lợn ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo từ lợn, hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua bò sữa Kết quả giai đoạn 2008 - 2011, tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 28,78 %/năm. Số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, số lượng đàn lợn tăng bình quân 2,21 %/năm, đàn gia cầm tăng 16,72 %/năm. Riêng đàn trâu giảm 7,93 %/năm, đàn bò giảm 39,49%/năm do việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng lên, nhu cầu về sức kéo giảm.

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện năm 2008 và 2011

Dựa vào biểu đồ 3.4 chúng ta thấy cơ cấu đóng góp của chăn nuôi gia súc ngày càng lớn trong tổng giá trị ngành chăn nuôi mặc dù số lượng đàn trâu và đàn bò giảm liên tục qua các năm, trong khi đó cơ cấu đóng góp của chăn nuôi gia cầm lại giảm (từ 22% năm 2008 về 20% năm 2011). Biểu đồ 3.5 thể hiện sự thay đổi về số lượng đàn gia súc và gia cầm của huyện Đông Hỷ giai đoạn 2008-2011.

Đơn vị tính: Con

Biểu đồ 3.5: Tăng giảm số lượng đàm gia súc gia cầm

Năm 2008 107455 65% 37682 22% 3367 2% 2460 1% 16889 10%

Chăn nuôi gia súc Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi khác Sản phẩm không qua giết thịt

Sản phẩm phụ Năm 2011 205913 69% 4264 1% 61429 20% 3475 1% 25950 9%

Chăn nuôi gia súc Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi khác Sản phẩm không qua giết thịt

Sản phẩm phụ 0 500000 1000000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm 2008 13 0 17 4 8 2 5 519 6 1 50 6 0 0 0 Năm 2009 12 3 77 2 56 4 6 18 3 4 56 50 0 0 Năm 2010 116 59 2 19 5 6 0 578 6 2 3 58 6 Năm 2011 10 13 6 9 3 9 54 3 2 3 79 9 0 9 3

Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn, áp dụng tiêu chí trang trại mới sửa đổi năm 2003, thì số lượng mô hình kinh tế trang trại tính đến năm 2008 của huyện là 88 trang trại. Tỷ lệ trang trại cây lâu năm là 4/88 trang trại, trang trại lâm nghiệp là 18/88 trang trại, trang trại nuôi trồng thủy sản là 1/88 trang trại và lớn nhất là trang trại chuyên chăn nuôi chiếm 65/88 trang trại. Việc phát triển mô hình kinh tế trang trại là tất yếu của nền sản xuất hàng hóa của huyện Đồng Hỷ, đặc biệt là hướng phát triển trang trại chăn nuôi. Kết quả cụ thể ngành chăn nuôi như sau:

Chăn nuôi lợn:

Chăn nuôi lợn là thế mạnh truyền thống của Đồng Hỷ. Từ năm 2004, trên địa bàn huyện đã triển khai một số dự án cải tạo giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn ngoại bước đầu thu được kết quả tốt, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô hàng trăm con mang lại thu nhập cao. Tổng đàn lợn năm 2011 đã đạt 54.323 con (tăng 4,5 % so với năm 2008). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh từ 4.569 tấn năm 2008 lên 5.355 tấn năm 2011 (phụ lục 08). Mỗi năm Đồng Hỷ đã cung cấp hàng nghìn tấn thịt lợn cho các thị trường lân cận.

Chăn nuôi trâu, bò:

Những năm gần đây, đàn trâu, bò trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần do tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu quả chăn nuôi trâu, bò không cao. Năm 2008, toàn huyện có 13.017 con trâu nhưng đến năm 2011 thì đàn trâu của huyện chỉ còn 10.136 con. (phụ lục 08)

Chăn nuôi gia cầm:

Chăn nuôi gia cầm của huyện trong những năm qua phát triển với tốc độ rất cao cả về quy mô đàn gia cầm và khối lượng thịt xuất chuồng (số lượng gia cầm tăng 16,72%/năm, thịt xuất chuồng tăng 11,54%/năm) (phụ lục 08). Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như vịt SuperM, CV2000, ngan Pháp, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir

c, Ngành dịch vụ nông nghiệp

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trưởng khá. Giai đoạn 2008 - 2011, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân khá cao là 22,58%/năm, chỉ sau ngành chăn nuôi. (bảng 3.2). Xét về mặt giá trị, giá trị dịch vụ nông nghiệp đã tăng từ 47.498 tỷ đồng năm 2008 lên

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)