Nhóm giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 115)

5. Bố cục của đề tài

4.2.1. Nhóm giải pháp về vốn

4.2.1.1. Trong khâu huy động vốn

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2012-2015, Đồng Hỷ cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông như nói trên, và xây dựng

các khu công nghiệp tập trung và đô thị hoá, ước tính lượng vốn đầu tư cần cho giai đoạn này khoảng 4.530 tỷ đồng, khoảng 1.132 tỷ đồng bình quân 1 năm, tức là tỷ lệ đầu tư phát triển trên GDP là 31-32%. Để đáp ứng được yêu cầu đầu tư như trên cần phải có biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:

a, Đối với nguồn vốn trong nước

Thứ nhất, nguồn vốn tại chỗ hay còn gọi là nguồn vốn trong dân của huyện Đồng Hỷ. Nguồn vốn này ước tính vào khoảng 20% GDP toàn huyện. Để huy động nguồn vốn trôi nổi trong dân chúng không có biện pháp nào hiệu quả hơn là khuyến khích người dân mạnh dạn, tự giác đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh, tăng dần tỷ lệ tích luỹ cho cơ sở hạ tầng trong cơ cấu chi ngân sách của huyện. Xây dựng định chế để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ về các lĩnh vực tín dụng, tiếp thị, đào tạo, thông tin kinh tế. Đồng thời huyện cũng cần có kế hoạch phối hợp nhiều hộ gia đình hình thành những tập đoàn hay tổ hợp sản xuất để tạo ra quy mô lớn về vốn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, Đồng Hỷ cũng có thể huy động qua con đường gián tiếp là qua các ngân hàng. Tuy nhiên biện pháp huy động của dân qua các ngân hàng sẽ gây chi phí cao, thủ tục rườm rà.

Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức tạo vốn, đẩy mạnh việc cổ phần hóa và đa dạng các hình thức sở hữu trong các doanh nghiệp, huy động mọi nguồn tài nguyên, tài sản, tiền nhàn rỗi và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, sinh lời và phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn trong nước có thể huy động bao gồm vốn của các doanh nghiệp, vốn từ các tổ chức phi doanh nghiệp và vốn của dân. Trong ba nguồn này thì nguồn từ các doanh nghiệp và dân cư là những chủ thể cần được đặc biệt khuyến khích trong những năm tới.

Thứ ba, đối với nguồn vốn tín dụng cần tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng, xây dựng cơ chế gắn bó giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp để tăng tỷ trọng vốn tín dụng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội.

Thứ tư, đối với vốn từ doanh nghiệp Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước tăng cường đầu tư và tái đầu tư từ vốn tự có nhằm nâng

tỷ trọng đầu tư từ vốn doanh nghiệp trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, đa dạng hoá hình thức sở hữu… tăng cường thu hút vốn từ các hoạt động này.

Thứ năm, cần xúc tiến đầu tư, kêu gọi các dự án sản xuất có nguồn thu lớn như xi măng, khai thác và chế biến đá trắng, chế biến gỗ, lâm sản và các sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đề cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý tạo ta khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh.

b, Đối với nguồn vốn ngoài nước

Thứ nhất, vốn đầu tư bên ngoài có vị trí quan trọng, nhất là khi nguồn tích luỹ trong huyện còn thấp. Mở rộng các hình thức liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài, trong đó chú trọng phát triển hình thức BOT. Nghiên cứu triển khai thí điểm phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài và vay vốn tổng hợp của các định chế tài chính quốc tế. Cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục, quy trình thẩm định đầu tư, xét duyệt dự án đầu tư theo hướng một cửa..tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm việc dễ dàng, thuận tiện. Chuẩn bị tốt các dự án phát triển, các chương trình đầu tư và danh mục công trình cụ thể để tranh thủ nguồn vốn tín dụng của nước ngoài, vốn ODA, vay với lãi suất ưu đãi các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, WB, ADB...tích cực kêu gọi Việt Kiều ta ở nước ngoài đầu tư về quê hương bằng nhiều hình thức.

Thứ hai, đối với vốn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi về thuế, phí, dịch vụ đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, việc thu hút đầu tư từ nước ngoài không chỉ tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, lao động, quản lý hiện đại và mở rộng thị trường. vì thế tỉnh, huyện cần có chính sách ưu tiên ưu đãi để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

4.2.1.2. Trong khâu sử dụng vốn

Thứ nhất, cần có chính sách sử dụng vốn của toàn xã hội có hiệu quả, nâng cao nhanh trình độ công nghệ và cơ sở vật chất nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế xã hội. Coi trọng việc huy động khả năng về vốn trong huyện để phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng đồng thời cần đẩy nhanh hơn tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước vào những ngành mũi nhọn của tỉnh và khu vực trọng điểm tạo ra sức bật nhanh cho toàn bộ nền kinh tê. Phải đầu tư thích đáng hơn cho xây dựng kết cấu hạ tầng để trong một thời gian ngắn khắc phục được tình trạng thiếu thốn và lạc hậu về cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, cần xem xét thường xuyên các ngành mũi nhọn, các ngành tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH - HĐH để chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh té, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và các thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và bên ngoài. Nâng cao hiệu quả đầu tư có trọng điểm và dứt điểm vào các ngành then chốt, các ngành kết cấu hạ tầng... tạo đà phát triển bền vững ở giai đoạn sau, đồng thời đầu tư phát triển vào sản phẩm, ngành nghề có truyền thống như đá mỹ nghệ, đúc gia công kim loại.

Thứ ba, điều chỉnh chính sách đầu tư theo hướng đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn.

Đối với công nghiệp, đầu tư cho sản xuất xi măng, khai thác đá, vật liệu xây dựng nung và không nung, gia công may mặc, chế biến thực phẩm. Đối với nông nghiệp, đầu tư cho sản xuất lúa ngô, cây ăn quả, con đặc sản, nuôi lợn, gia cầm hàng hóa. Đối với dịch vụ, đầu tư xây dựng khu và trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng tín dụng. Đối với kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng trục giao thông huyết mạch, cấp nước sạch, hiện đại hoá thông tin liên lạc, hệ thống thuỷ lợi.

Thứ tư, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với quá trình huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)