Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 88)

5. Bố cục của đề tài

3.2.4.Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực dịch vụ

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương, hoạt động dịch vụ đã có những bước tiến bộ cả về chất và lượng, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của huyện. Cụ thể ngành dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 66,34%/năm trong giai đoạn 2008 - 2011. Hoạt động thương mại phát triển mạnh cả khu vực thành thị và nông thôn làm thay đổi bộ mặt và tập quán tiêu dùng cho nhiều xã vùng miền núi, vùng sâu, vùng 135.

Sự phát triển của khu vực dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi và kích thích khu vực sản xuất phát triển. Nhưng nhìn chung, hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện còn nhỏ bé cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với toàn bộ nền kinh tế huyện. Thực tế này cho thấy các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chưa phát triển mạnh. Để nghiên cứu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành dịch vụ, có thể xem xét từng ngành cụ thể.

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ Đơn vị tính: Triệu đồng Ngành 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2008 – 2011 1. GTSX toàn ngành 427.500 850.594 1.298.750 1.913.850 66,34 Thương nghiệp 25.076 61.370 94.056 144.905 84,02 Khách sạn, nhà hàng 5.404 13.250 20.316 31.308 84,21

Vận tải, bưu điện 11.671 28.611 43.867 67.599 84,18

Tài chính, tín dụng 6.147 15.070 23.106 35.607 84,19

Các hoạt động tài sản và tư vấn 38.903 95.430 146.337 225.529 84,25

Quản lý nhà nước và ANQP 211.698 379.038 542.084 756.729 53,88

Giáo dục và đào tạo 111.706 217.397 363.462 552.280 71,25

Y tế 7.562 18.543 28.432 43.816 84,21

Khác 9.333 24.885 37.090 56.077 88,96

2. Cơ cấu toàn ngành (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 -

Thương nghiệp 5,87 7,21 7,24 7,57 9,31

Khách sạn nhà hàng 1,26 1,56 1,56 1,64 9,41

Vận tải bưu điện 2,73 3,36 3,38 3,53 9,39

Tài chính và tín dụng 1,44 1,77 1,78 1,86 9,40

Các hoạt động tài sản và tư vấn 9,1 11,22 11,27 11,78 9,43

Quản lý nhà nước và ANQP 49,52 44,56 41,74 39,54 -7,21

Giáo dục và đào tạo 26,13 25,56 27,99 28,86 3,47

Y tế 1,77 2,18 2,19 2,29 9,41

Khác 2,18 2,93 2,86 2,93 11,41

Nhìn chung, giá trị sản xuất của ngành Quản lý nhà nước và ANQP chiếm khoảng gần 50% giá trị ngành dịch vụ. Hoạt động giáo dục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (khoảng 28,86% năm 2011). Các hoạt động tài sản và tư vấn cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong giá trị sản xuất toàn ngành (khoảng 11,78% năm 2011). Tiếp theo là hoạt động thương nghiệp, kinh doanh nhà hàng, du lịch, kinh doanh vận tải.

3.2.4.1. Ngành thương mại Kinh doanh trong nước

Hoạt động thương mại bao gồm kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, ngành thương mại của huyện có tốc độ phát triển khá nhanh. Nhịp độ phát triển thời kỳ 2008 – 2011 khoảng 84,02%/ năm. Năm 2011, ngành thương mại đã đóng góp đáng kể cho tổng giá trị ngành dịch vụ (khoảng 7,57% tổng giá trị ngành dịch vụ).

Các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của Đồng Hỷ là: Nhu cầu vật tư nguyên liệu, thiết bị, máy móc của thị trường nhằm phục vụ phần lớn cho sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến chè. Nguồn cung cấp được nhập từ các tỉnh khác vào hoặc là nhập ở nước ngoài. Các mặt hàng thông thường như lương thực, thực phẩm, vải, giấy, đồ dùng trong gia đình thường chiếm tỷ trọng cao hơn cơ cấu hàng hoá bán buôn bán lẻ. Các mặt hàng cao cấp thông thường thì tập trung tiêu thụ ở thị trấn. Còn các mặt hàng thông thường thì nông thôn là thị trường tiêu thụ chính.

Hoạt động xuất nhập khẩu

Từ năm 2008 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn thu được các kết quả khả quan giúp giữ vững thị trường trong nước và một số mặt hàng tham gia xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong những năm vừa qua của Đồng Hỷ là các sản phẩm nông sản và khoáng sản.

Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu của huyện Đồng Hỷ

Đơn vị tính: Triệu USD

Ngành 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2008 - 2011 1. Giá trị tổng kim ngạch XK 1,96 2,12 2,49 2,90 14,03

Nông sản (Chè búp khô) 1,61 1,85 2,20 2,60 17,33

Công nghiệp nặng và khoáng sản 0,35 0,27 0,29 0,30 -4,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 -

Nông sản (Chè búp khô) 82,14 87,26 88,35 89,65 2,98 Công nghiệp nặng và khoáng sản 17,86 12,74 11,65 10,35 -16,13

Nguồn: Phòng kinh tế - hạ tầng huyện Đồng Hỷ

Nhìn vào bảng chúng ta thấy mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của miền núi là nông sản, khoáng sản thô. Tuy nhiên, nông sản xuất khẩu có xu hướng tăng liên tục qua các năm, trong khi khoáng sản xuất khẩu có xu hướng giảm.

Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Đồng Hỷ năm 2011 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008 (từ 1,96 triệu USD lên 2,9 triệu USD). Trong đó, giá trị hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2011 là 2,6 triệu USD chiếm 89,65%; giá trị hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 0,3 triệu USD chiếm 10,35%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến như là quặng kẽm, quặng sắt nên giá trị kinh tế chưa cao. Đó chính là thách thức của ngành thương mại. Trong thời gian tới ngành thương mại phải xây dựng được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn, nhất là sản phẩm chè.

3.2.4.2. Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn

Trong những năm qua dịch vụ du lịch của huyện đã được đầu tư và phát triển với tốc độ tương đối nhanh (nhất là năm 2007, năm du lịch Thái Nguyên và năm 2011 diễn ra Festival chè Thái Nguyên) đã tạo nhiều doanh thu, việc làm, khôi phục và phát huy nhiều truyền thống văn hoá, tôn tạo một số cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá của huyện

Huyện Đồng Hỷ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái , du lịch nghỉ dưỡng như Chùa Hang, Hang Dơi, đền Gốc Sấu, đền Long Giàn, đền Hích, rừng Cò, núi Đá Mài... có nhiều di tích lịch sử cách mạng như đền Văn Hán, cụm di tích Phượng Hoàng, đền Linh Sơn, suối Tiên... và vị trí địa lý gần khu di tích khảo cổ học Thần Sa, rừng Khuôn Mánh, có khả năng phát huy nguồn du lịch nhân văn, du lịch lịch sử, tham quan các di chỉ khảo cổ học thời kỳ hậu đồ đá cũ

Hiện nay, khách du lịch đến Đồng Hỷ chủ yếu bằng đường bộ từ Hà nội hoặc từ các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tuyên Quang… với mục đích tham quan (đa số các khách trong nước đến tham gia các lễ hội truyền thống, tham quan đền chùa, hang động...), tìm kiếm cơ hội kinh doanh, quá cảnh. Số lượng khách du lịch đến địa phương nhỏ, ngày lưu trú ít, doanh thu thấp. Số lượng khách du lịch đến địa phương những năm gần đây tăng khoảng 3,6 %/ năm. Cụ thể:

Bảng 3.7: Hiện trạng khách du lịch đến Đồng Hỷ

Đơn vị: Nghìn lượt người

Khách du lịch đến Đồng Hỷ 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2008 - 2011 Tổng lƣợng khách 47,91 49,45 51,88 53,32 3,63

Khách quốc tế 0,11 0,15 0,18 0,22 26,19

Khách nội địa 47,8 49,3 51,7 53,1 3,60

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ

Trong giai đoạn 2008 – 2011 hình thức kinh doanh du lịch đã được mở rộng, ngoài kinh doanh ăn uống còn các dịch vụ khác nên doanh thu tăng từ 5,4 tỷ đồng năm 2008 lên 31,3 tỷ đồng năm 2011. Và lượng khách tăng từ 47,91 nghìn lượt người năm 2008 lên 53,32 nghìn lượt người năm 2011

3.2.4.3. Bưu chính viễn thông và vận tải

Trong những năm qua thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh, hiệu quả của hành động này là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây như: nhiều công nghệ mới được áp dụng, dịch vụ đa

dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, và quan trọng là giá cước ngày càng giảm.... Số lượng thuê bao điện thoại, Internet phát triển nhanh chóng. Bưu chính viễn thông và dịch vụ bưu điện hiện đại với với tốc độ nhanh, ngày càng đa dạng và phát triển, nối mạng tin học phục vụ cho công tác quản lý ở một số cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đạt kết quả cao.

Mặc dù vậy, quy mô và sự phát triển bền vững của cơ sở hạ tầng viễn thông của Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng so với các tỉnh trong khu vực vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều người dân ở các khu vùng sâu, vùng xa của huyện vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ viễn thông. Chất lượng và giá cước một số dịch vụ có nơi, có lúc còn chưa đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đó là những lý do mà thị trường này cần được mở rộng và thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa.

3.2.4.4. Các ngành dịch vụ khác.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Công tác tài chính tín dụng đảm bảo yêu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống, chấn chỉnh công tác hạch toán, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thanh toán nợ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước đưa hoạt động tài chính của các doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Chi ngân sách đã chú ý cho đầu tư phát triển, sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Tín dụng ngân hàng đã tích cực khai thác các nguồn vốn tại địa phương, tự túc được khoảng 60-65% vồn cho vay, mục tiêu đầu tư có định hướng, xác định rõ và cụ thể hơn, tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn ngày càng tăng, chú trọng giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp kinh tế nông thôn. Mạng lưới tài chính tín dụng ổn định, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao giúp đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất và chống cho vay nặng lãi trong dân cư.

Hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe

Trong giai đoạn 2008 -2011 hoạt động y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đã đạt nhiều kết quả cao. Tổng số giường bệnh và cán bộ y tế và doanh thu trong giai đoạn 2008 - 2011 đều tăng nhanh và tương đối ổn định. Năm 2008, toàn

huyện có 190 giường bệnh, 182 cán bộ ngành y và 02 cán bộ ngành dược, đến năm 2011 đã tăng lên 190 giường bệnh (tăng 13 giường), 209 cán bộ ngành y và 14 cán bộ ngành dược (tăng 39 người). Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ đều tăng như: số bác sĩ bình quân/vạn dân đạt 4,5 năm 2011 (năm 2008 4 bác sĩ/ vạn dân), tỷ lệ xã phường, thị trấn có trạm y tế năm 2009 đạt 100%. Doanh thu trong lĩnh vực này cũng tăng liên tiếp qua các năm từ 7,5 tỷ đồng năm 2008 lên 43,8 tỷ đồng năm 2011

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 82 - 88)