Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 144)

5. Bố cục của đề tài

2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn như:

- Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành (NN, CN, DV) trong GDP:

Phản ánh tỷ trọng khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong GDP Công thức:

Tỷ trọng NN trong GDP = Tổng giá trị sản xuất ngành NN

X 100% Tổng giá trị sản xuất của huyện

- Cơ cấu xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu

Đánh giá tỷ trọng xuất khẩu của huyện trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của tỉnh và tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh

Công thức:

Tỷ trọng xuất khẩu = Tổng giá trị xuất khẩu của huyện X 100% Tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh

Đơn vị: %

- Các chỉ tiêu về nguồn lực:

Các yếu tố đầu vào của nền kinh tế gồm Vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, tài nguyên, đất đai, công nghệ… giúp đánh giá sức mạnh về nguồn lực và so sánh với sản lượng đầu ra.

- Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động

Như tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp trong tổng số lao động, chất lượng lao động, sự di động của lao động giúp đánh giá số lượng lao động hoạt động trong các lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp so với các lĩnh vực khác.

Công thức:

Cơ cấu lao động nông, lâm, ngư nghiệp =

Tổng số lao động nông, lâm, ngư nghiệp

X 100% Tổng số lao động của tỉnh

Đơn vị: %

- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp:

Đô thị hoá, quy mô hộ nông nghiệp, tình trạng manh mún ruộng đất, hộ nông dân không có đất giúp đánh giá tốc độ đô thị hóa, tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

Công thức:

Cơ cấu lao động sử dụng đất

nông nghiệp =

Tổng diện tích đất NN

X 100% Tổng diện tích đất toàn tỉnh

- Cơ cấu vốn đầu tư xã hội và cho nông nghiệp, hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp:

Giúp đánh giá lượng vốn đầu tư của tỉnh cung cấp cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp so với các lĩnh vực khác

Cơ cấu vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp =

Tổng số vốn đầu tư cho NN

X 100% Tổng số vốn đầu tư

Đơn vị: %

- Cơ cấu các thành phần kinh tế, phân bổ vốn giữa các thành phần kinh tế: Tính toán và đánh giá tỷ lệ phân bổ vốn của các thành phần kinh tế cho khu vực nông thôn bằng đồ thị.

- Tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành nghề trong khu vực nông thôn.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và thay đổi cơ cấu của các ngành nghề chủ yếu trong khu vực nông thôn bằng đồ thị

- Năng suất đất đai và năng suất lao động nông nghiệp.

Biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử dụng đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu năng suất sử dụng đất càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất mang lại càng cao và ngược lại

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B, gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá sản phẩm hàng hoá của trang trại và hộ nông dân các doanh nghiệp trong huyện đến với các khách hàng trong khu tỉnh và từ đó phân phối ra các khu vực (phụ lục số 01) (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình phức tạp không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100 mét so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Đồng Bẩm, Huống Thượng độ cao chỉ 20 mét. Vùng Bắc giáp với Huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của Huyện tiếp giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất đất nông nghiệp, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu huyện Đồng Hỷ Khí hậu huyện Đồng Hỷ chia thành hai mùa rõ rệt là mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát

triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm tạo điều kiện cho nhiều loại cây rau phát triển. Tuy nhiên khi xẩy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnhcũng gây khó khăn cho sản xuất lâm nghiệp. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.4. Thủy văn

Sông suối của huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc, mật độ sông suối bình quân 0,2km/km2. Huyện Đồng Hỷ có các sông suối lớn là:

- Sông Cầu là con sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua phía Tây của huyện dài khoảng 47 km là nguồn nước chính cung cấp cho Đồng Hỷ. Chế độ dòng chảy thất thường nhiều năm gây úng lụt, về mùa cạn nước sông xuống thấp gây hạn hán.

- Sông Linh Nham: Bắt nguồn từ huyện Võ Nhai và chảy qua xã Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thượng, Linh Sơn ra Sông Cầu, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 28 km. Do rừng đầu nguồn bị chặt quá nhiều lên lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn, mùa mưa thường gây lũ lớn, mùa khô mực nước sông xuống rất thấp.

- Sông Ngòi Trẹo bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua Nam Hoà dài 19 km; suối Ngàn Khe bắt nguồn từ Cây Thị chảy qua thị trấn Trại Cau và Nam Hoà dài 21 km. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.1.5. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên a, Đất đai, thổ nhưỡng

- Đất đai (phụ lục số 02)

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến hết 12/2010 là 45.524,44 ha được phân bố theo 15 đơn vị hành chính xã và 03 thị trấn, trong đó đất nông nghiệp: 37.774,9 ha, chiếm 82,97% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 4.719,52 ha, chiếm 10,36% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 3.030,02 ha, chiếm 6,67% diện tích tự nhiên. Như vậy, hiện tại quỹ đất đai của huyện đã được đưa vào sử dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khá triệt để chiếm 93,33%.

Đất nông nghiệp: Xét dưới góc độ chủ sử dụng, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng 25.332,74 ha, chiếm 67,06 % diện tích đất nông nghiệp toàn huyện và các tổ chức kinh tế sử dụng 8.485,74 ha, chiếm 32,94% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Xét dưới góc độ mục đích sử dụng, đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm 40,46% đất nông nghiệp và 33,57% diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm là 8.815,39 ha. chiếm 57,66%, đất trồng cây lâu năm có 6.471,08 ha, chiếm 42,33%. Các xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn là xã Văn Hán (2.471,29 ha), xã Khe Mo (1.561,88 ha). Kết quả điều tra cho thấy hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ là tương đối cao, ở tất cả các xã trên địa bàn huyện đều đã xây dựng được các mô hình sử dụng đất đạt hiệu quả.

Đất lâm nghiệp: Rừng sản xuất có 18.136,54 ha, chiếm 81,57% đất lâm nghiệp của huyện, rừng phòng hộ 4.096,2 ha, chiếm 18,42%. Các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp là xã Văn Lăng (4.875,11 ha). chiếm 21,92% đất lâm nghiệp, xã Hợp Tiến (3.747,75 ha), chiếm 16,85%.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: Gồm 242,87 ha, chiếm 0,64% đất nông nghiệp. Xã có diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất là xã Văn Hán (34,65 ha) các xã còn lại diện tích tương đối đều nhau, thấp nhất là xã Hoà Bình (1,3 ha)

Đất phi nông nghiệp: Gồm 4.719,52 ha. chiếm 10,36% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là một tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp tương đương với các huyện thuộc vùng miền núi. Xã Hoá Thượng có tỷ lệ đất phi nông nghiệp so với diện tích tự nhiên lớn nhất chiếm 9,23%, các xã còn lại diện tích tương đối đều nhau.

Đất ở: Gồm 929,44 ha chiếm 19,69% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm: Đất ở tại nông thôn: có 817,36 ha. chiếm 87,94% đất ở của huyện; Đất ở tại đô thị: Có diện tích 112,08 ha. chiếm 12,06% đất ở toàn huyện. Riêng khu vực Thị trấn Chùa Hang và Thị trấn Trại Cau, đất ở đô thị có 87,14 ha (Thị trấn Chùa Hang 54,37 ha, Thị trấn Trại Cau 32,77 ha) chiếm 77,74% đất ở đô thị của toàn huyện.

- Thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha, phân theo thổ nhưỡng bao gồm các loại đất như sau: a) đất phù sa bồi tụ có 644 ha phân bố chủ yếu ven sông

Cầu thuộc các xã Đồng Bẩm, Huống Thượng; b) đất phù sa không được bồi là 1.258 ha, chủ yếu ở xã Đồng Bẩm, Huống Thượng, Linh Sơn, Nam Hoà, Hoà Bình, Minh Lập, Hoá Thượng, Cao Ngạn; ) đất phù sa có tầng loang lổ đỏ và vàng là 410,5 ha phân bố nhiều ở Huống Thượng; và d) đất phù sa ngòi suối có 100,6 ha thuộc các xã Khe Mo, Hóa Trung, Hoá Thượng và Minh Lập. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

b, Tài nguyên thiên nhiên

Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Trên địa bàn huyện có nhiều mỏ và các điểm quặng:

Quặng sắt là loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của huyện bao gồm: + Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng lớn khoảng 20 triệu tấn với hàm lượng 58.8 –

61.8% được xếp vào loại chất lượng tốt.

+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn - Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh lộ 259 gồm nhiều mỏ quy mô trung bình từ 1 - 3 triệu tấn. Tổng trữ lượng quặng phong hoá trên 30 triệu tấn.

+ Quặng chì kẽm làng Hích, làng Mới và các điểm quặng nhỏ. Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác khắp các vùng phía Đông và phía Bắc huyện, trữ lượng nhỏ. Quặng Phốt pho rít tập trung tại Làng Mới, trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn.

Có thể nói tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ rất phong phú có trữ lượng lớn như sắt, vật liệu xây dựng thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng. (Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ, 2008-2011)

3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động huyện Đồng Hỷ Về dân số

Dân số toàn huyện Đồng Hỷ đến hết năm 2011 là 110.015 người, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân giai đoạn 2009 - 2011 là 0,92%/năm. Đây là tỷ lệ tăng dân

số chưa phải là cao, nhưng để ổn định và phát triển kinh tế xã hội Huyện cần phải làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình cho từng vùng, thôn, xóm... Mật độ dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Chùa Hang 3.124 người/km2

trong khi đó nơi có mật độ dân số thấp là xã Văn Lăng 71 người/km2. Điều này ảnh hưởng tới quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Dân số của Đồng Hỷ phần lớn làm trong ngành nông nghiệp, tới 92.391 người chiếm 83,98% tổng dân số toàn huyện với mức tăng bình quân qua 3 năm là 0,32%, nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 16,01% trong tổng dân số toàn huyện mức tăng bình quân năm là 1,335% khá cao. Đây chính là dấu hiệu tốt cho việc phát triển các ngành nghề dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. (Báo cáo KTXH Đồng Hỷ, 2008 – 2011)

Về lao động

Theo số liệu thống kê toàn huyện năm 2011 có khoảng 64.800 lao động, chiếm 58,90% dân số. Trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 15,95%, trong lĩnh vực dịch vụ khoảng 17,26% và lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm 66,43% tổng số lao động. Qua điều tra hàng năm lao động huyện mới chỉ sử dụng hết 83% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm. Hiện nay có khoảng 1,3% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 25% lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ gần 68% tổng số lao động. Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào song trình độ còn hạn chế. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống nhân dân huyện Đồng Hỷ trong những năm qua đã được cải thiện. Mức thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ được thể hiện qua bảng 3.1. Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc trong huyện còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Bình quân thu nhập trên đầu người năm 2011 đạt 20.642.639 đồng và mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị.

Như vậy qua tình hình dân số và lao động của huyện Đồng Hỷ ta thấy lực lượng lao động tập trung vào sản xuất nông nghiệp, lao động trong công nghiệp và

dịch vụ tương đối đồng đều nhau. Một bộ phận nhỏ làm ngành nghề khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. (Báo cáo KTXH Đồng Hỷ, 2008 – 2011)

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của ngƣời dân

ĐVT: Triệu đồng

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 10/09 11/10

GDP BQ đầu người

(Giá cố định) Triệu 5.258.869 7.465.561 8.644.275 141,96 115,79

GDP BQ đầu người (Giá

thực tế) Triệu 14.350.788 17.554.157 20.642.639 122,32 117,59

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ 3.1.2.2. Về hệ thống y tế

Trong những năm qua hệ thống y tế cũng được quan tâm đầu tư xây dựng như: Từ năm 2005-2011, toàn huyện có 18/18 xã, thị trấn được đầu tư, nâng cấp xây dựng nhà dân số - sức khoẻ. Năm 2011, toàn huyện có tổng số 21 cơ sở y tế trong đó có 01 bệnh viện đa khoa trung tâm, 01 phân viện, 01 phòng khám khu vực, 18 trạm y tế xã. Bệnh viện được trang bị khá tốt (có Máy X quang và Máy siêu âm). Hầu hết các trạm y tế đều được đầu tư xây dựng kiên cố. Tuy vậy, trang thiết bị y tế hiện còn thiếu. Nhìn chung, lực lượng cán bộ y tế của huyện còn thiếu, trình độ chuyên môn cần được nâng cao hơn nữa, tỷ lệ bác sĩ/vạn dân còn thấp, đạt 6, 7 bác sỹ/vạn dân năm 2011. (Báo cáo KTXH Đồng Hỷ, 2008 – 2011)

3.1.2.3. Về văn hoá

Giai đoạn 2005-2011, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa thể thao ngày càng được hoàn thiện. Huyện đã hoàn thành xây dựng 01 Trung tâm văn hoá thể thao cấp cơ sở và Nhà thi đấu thể thao của huyện. Hiện nay toàn huyện có 223 nhà văn hoá xóm (bản, tổ dân phố) được xây dựng khang trang; 15/18 xã, thị trấn đã quy hoạch được khu trung tâm văn hoá thể thao cơ sở; 04 xã; 27 xóm; tổ dân phố có

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)