Đánh giá và dự báo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 144)

5. Bố cục của đề tài

3.3.3. Đánh giá và dự báo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

huyện Đồng Hỷ bằng mô hình SWOT

Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế đã phân tích ở trên tôi xin đưa ra đánh giá và dự báo quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ bằng mô hình SWOT như sau:

Các yếu tố môi trƣờng

S. Các điểm mạnh

1. Vị trí địa lý thuận lợi 2. Có hệ thống giao thông khá đồng bộ

3. Hệ thống cơ sở công nghiệp liên tục được đầu tư phát triển

4. Có sự ổn định cà chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, chính trị xã hội

W. Các điểm yếu

1. Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành thế mạnh với những sản phẩm chủ lực

2. Phát triển công nghiệp còn đơn điệu, chủ yếu là công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng và khai thác các sản phẩm thô

3. Hàng hóa, dịch vụ còn chưa đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng còn hạn chế

O. Các cơ hội

1. Trong thời kỳ hội nhập nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến tiềm năng phát triển của Đồng Hỷ

Hƣớng kết hợp S/O

1. S1O1 đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thế mạnh và tăng cường giao lưu thương mại với các huyện

Hƣớng kết hợp O/W

1. O1W1 cần tạo điều kiện về cơ chế chính sách hướng các nhà đầu tư vào các ngành thế mạnh như chế biến chè, chế biến lâm sản, chế biến vật

2. Huyện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3. Định hướng chung của huyện là đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là công nghiệp chế biến chè xuất khẩu

khác, đặc biệt là TP Thái Nguyên

2. S2O2 đầu tư cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trọng điểm có vị trí thuận lợi cho vận chuyển giao lưu hàng hóa trong khu vực 3. S3O3 có chiến lược đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh

liệu xây dựng

2. O2W2 khuyến khích sản xuất lớn theo hướng đầu tư cho các khu công nghiệp có quy mô lớn, ưu tiên công nghiệp chế biến

3. O1W3 đầu tư có trọng điểm cho công nghiệp chế biến chè

4. O3W3 Định hướng phát triển công nghiệp chế biến các mặt hàng chè và các sản phẩm liên quan, ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu

T. Các thách thức

1. Dân số trong huyện gia tăng với tốc độ lớn

2. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, một số cơ sở xây dựng đã lâu và đang xuống cấp nghiêm trọng 3. Tốc độ tăng trưởng của huyện nói chung còn thấp so với các huyện khác trong tỉnh Hƣớng kết hợp S/T 1. S1,2T2 Tăng cường phát triển các sản phẩm chủ lực có chất lượng cao và vị trí vận chuyển thuận lợi 2. S4T1 đào tạo nghề cho lao động công nghiệp, nhất là lao động từ khu vực nông thôn

3. S3,4T3 Có chính sách phát triển phù hợp lấy công nghiệp làm động lực cho phát triển kinh tế

Hƣớng kết hợp T/W

1. T1W1 cần đầu tư đào tạo nghề cho lao động trong khu vực nông thôn hướng vào các ngành nông nghiệp thế mạnh 2. T2W2 cần tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp khác

3. T3W2,3 đầu tư vào khoa học công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ gắn với sản phẩm

3.3.3.1. Các phương án kết hợp tổng hợp Phương án I: (S1O1, O1W1, S1,2T2, T2W2)

Phương án này cho thấy có thể khắc phục sự đầu tư dàn trải vào các ngành kinh tế khác nhau và chỉ tập trung vào các ngành chủ lực của huyện, kết hợp với sự thuận lợi về vị trí địa lý của các ngành đó để phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện theo định hướng vào các ngành thế mạnh. Tuy nhiên để có được một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý thì sự chuyển dịch này là chưa đủ mà cần có sự chuyển dịch đồng bộ của tất cả các mặt trong cơ cấu kinh tế, do đó phương án này chưa khả thi

Phương án II: ( S2O2, O2W2, S4T1, T1W1)

Theo phương án này huyện sẽ có định hướng chiến lược phát triển lâu dài, tận dụng được các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển đồng bộ cả ba ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tranh thủ cơ hội, chú trọng vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp lớn, lấy yếu tố con người làm trung tâm, coi đó là nhân tố quyết định đưa công nghiệp chế biến và khai thác lên làm thế mạnh cho phát triển công nghiệp của địa phương. Đây có thể được coi là phương án khả thi dựa trên những nền tảng cơ bản nhất, những điểm mạnh của huyện trong phát triển kinh tế, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện có hiệu quả

Phương án III: (S3O3, O3W3, S3,4T3, T3W2,3)

Theo phương án này để có thể chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ phải dựa chủ yếu vào sự phát triển ngành công nghiệp, lấy công nghiệp và khoa học công nghệ làm động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tuy nhiên theo phương án này nông nghiệp và dịch vụ sẽ bị thụ động, không bền vững, phụ thuộc lớn vào công nghiệp và các yếu tố như: đầu tư của khu vực trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. Do đó phương án III cũng được cho là chưa khả thi và còn nhiều bất cập, có thể lựa chọn phương án khác có hiệu quả hơn

3.3.3.2. Lựa chọn phương án phù hợp

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn những năm qua, cùng với các điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn, cũng như các tiềm năng, cơ hội và các nguồn lực có thể huy động được trong những năm tới, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế cho thấy trong 3 phương án thì Phƣơng

án II có khả năng đáp ứng được một cách toàn diện và đầy đủ nhất cho quá trình

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Thực hiện phương án II cho phép phát triển các khu công nghiệp lớn, các ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, nông lâm sản góp phần nâng cao giá trị hàng hoá nông sản. Xác định được ngành mũi nhọn trên địa bàn huyện trong những năm tới phải là công nghiệp chế biến, tiếp tục duy trì sản xuất và chế biến chè trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, coi đây là loại cây trồng mũi nhọn cần được khai thác có hiệu quả.

Đồng thời khai thác triệt để tiềm năng đất đai. Theo phương án này, yếu tố con người cùng với cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt mang nhiều ý nghĩa quyết định trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Do đó, thực hiện phương án này sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Kèm theo đó là phát huy được tiềm năng thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào với nhiều trình độ khác nhau được đào tạo từ hệ thống Đại học Thái Nguyên và các trường Cao đẳng, trung học dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

CHƢƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ THEO HƢỚNG CNH - HĐH

4.1. Quan điểm định hƣớng

4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Thứ nhất, phát triển toàn diện song có trọng điểm.

Quan điểm phát triển toàn diện đòi hỏi Đồng Hỷ phải đánh giá đúng các tiềm năng, điều kiện nguồn lực của huyện để phát triển các ngành nghề nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện nguồn lực trên. Mặt khác với điều kiện môi trường như hiện nay, sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, nguồn vốn đầu tư có hạn đòi hỏi huyện phải phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những ngành kinh tế mũi nhọn để đưa nền kinh tế phát triển có hiệu quả. (Báo cáo số 36/BC-UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010)

Phát triển toàn diện có trọng điểm đòi hỏi phải chú trọng cả các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ hai, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ theo hướng CNH – HĐH đòi hỏi cần lưu ý rất nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, ổn định xã hội và giảm thiểu sự tác động của các ngành công nghiệp đến môi trường.

Với ngành công nghiệp chủ lực của huyện là ngành chế biến xi măng thì việc lựa chọn công nghệ hiện đại (lò quay) để giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một trong những điều đặc biệt lưu ý trong định hướng phát triển công nghiệp của huyện. (Tạ Đình Thi, 2007)

Thứ ba, phát huy lợi thế so sánh.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Đồng Hỷ phải xuất phát từ lợi thế so sánh của huyện về vị trí địa lý, về tài nguyên,...Bởi vì như thế mới tạo ra được sức cạnh tranh của hàng hoá ở trong huyện so với các huyện khác, đồng thời nó sẽ tạo

nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện để Đồng Hỷ có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Thứ tư, đổi mới cơ cấu đầu tư gắn liền với nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đầu tư và sử dụng vốn trong các dự án đầu tư.

Quy hoạch đầu tư cần được xây dựng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó cần ưu tiên vào những ngành có lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, nhằm khai thác những hàng hoá có chất lượng giá rẻ, mang tính cạnh tranh như các sản phẩm chè, xi măng...Trong những năm tới cần hoàn chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, trước hết là chú ý đến quy hoạch các khu trung tâm của huyện, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị giao thông cấp thoát nước...Đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hoá toàn diện kèm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công bố các quy hoạch được duyệt đồng thời chú trọng kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch ở cấp dưới, tạo cơ sở cho các ngành, các huyện thị xây dựng phương án đầu tư và tổ chức thực hiện đầu tư theo kế hoạch.

Thứ năm, cải thiện và nâng cấp môi trường đầu tư và đa dạng hoá thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển.

Tiếp tục cải thiện và nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, trước hết là chú trọng vào các biện pháp vĩ mô nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế xã hội, cần đầu tư vào những ngành có năng suất thấp do khả năng hạn chế về nguồn vốn để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Giải quyết việc làm cho người lao động đến tuổi lao động một cách có hiệu quả chính là thế mạnh để tích luỹ, phát triển kinh tế quốc dân. (Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg, 2007)

Thứ sáu, kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành kinh tế với cơ cấu vùng, lãnh thổ và cơ cấu kinh tế theo thành phần.

Cơ cấu ngành phải kết hợp với cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện ở chỗ: chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trong đó nhấn mạnh vai trò của kinh tế nhà nước. Cơ cấu ngành gắn liền với cơ cấu vùng thông qua các biện pháp xây dựng khu công nghiệp, các trung tâm công nghiệp để

tạo động lực cho phát triển kinh tế. Đi đôi với phát triển kinh tế thành thị và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, mỗi vùng, thực hiện phân công lao động tại chỗ, gắn công nghiệp với nông nghiệp. Công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn phải được nằm trong kế hoạch quy hoạch phát triển chung công nghiệp của cả huyện

Thứ bảy, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế đòi hỏi phải tiến hành từng bước với sự nỗ lực đồng bộ của các ngành, các cấp, cả người lao động trong việc huy động sức người sức của và tổ chức thực hiện. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đi đôi với quá trình đô thị hoá thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đi đôi với đô thị hoá. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, tập trung giải quyết tốt những vấn đề bức xúc nhằm tạo được chuyển biến rõ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gắn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với đổi mới kỹ thuật công nghệ phù hợp.

4.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

4.1.2.1. Định hướng chung

Thực hiện mục tiêu phát triển của huyện trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Bởi vậy, để vừa đạt được mục tiêu phát triển, vừa đảm bảo quá trình hội nhập, chúng ta phải kiên quyết đồng bộ nhiều vấn đề có tính chiến lược về kinh tế - xã hội - tổ chức và quản lý, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiến trình chung là một đòi hỏi bức xúc trong việc điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo hướng tiến bộ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, sớm hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trên cơ sở phân tích kinh tế bằng mô hình SWOT, tôi xin đưa ra một số định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ như sau

Thứ nhất, Cần tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP của huyện đồng thời tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ lên một cách tương ứng. Hiện nay, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp là 21%; của công nghiệp là 42%; của dịch vụ là 37%. Theo mục tiêu đề ra, trong những năm tới cần tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành sao cho tỷ trọng của ngành nông nghiệp còn

khoảng 10-15%, công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng là 50-55% và 30-40% trong GDP của huyện vào năm 2015. Đương nhiên cũng cần phải hiểu rằng, khu vực nông nghiệp giảm về tỷ trọng, còn khối lượng các sản phẩm do nông nghiệp làm ra thì vẫn tăng lên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là để có được một cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế hợp lý thì quan trọng là phải tạo ra được cơ cấu hợp lý trong từng ngành, từng lĩnh vực và trong từng nội bộ từng ngành cụ thể.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu nội ngành kinh tế của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế của vùng, từ đó phát huy nội lực nhằm khai thác các thế mạnh của huyện về công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản xuất khẩu, chế biến sản phẩm nông lâm sản, đặc biệt là chế biến chè

Thứ ba, khuyến khích đổi mới kỹ thuật, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trên địa bàn. Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo nhóm sản phẩm hàng hoá ở từng huyện gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thâm canh cây lương thực (lúa, ngô) trên diện tích đã có và khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa nước và cây màu ở các xã vùng cao có điều kiện về địa hình, kết hợp với phát triển thuỷ lợi nhỏ để trồng lúa nước và sản xuất rẫy luân canh nhằm giải quyết lương thực tại chỗ, giảm phá rừng làm rẫy.

Thứ tư, huy động mạnh mẽ nội lực, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn ngoại lực nhằm tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu công - nông nghiệp và

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)