5. Bố cục của đề tài
4.2.4. Nhóm giải pháp về định hướng, tìm kiếm thị trường
Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cơ cấu các ngành nghề sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất nhằm phát triển kinh tế, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thì yếu tố thị trường vẫn mang tính quyết định cho sự thành công của quá trình chuyển dịch này. Huyện Đồng Hỷ là một thị trường nhỏ, hẹp với dân số hơn 110.000 người, sức mua còn thấp, tiềm năng về các sản phẩm hàng hoá lại rất lớn do vậy trong thời gian tới huyện cần tiếp tục tận dụng lợi thế về vị trí địa lý như đã đề cập ở phần trước. Đẩy mạnh mở rộng thị trường thông qua cửa ngõ như Thành Phố Thái Nguyên, huyện Bắc Sơn, Yên Thế, Phú Bình để tiếp cận sản phẩm hàng hoá của người nông dân với thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài bằng các giải pháp cụ thể.
Một là, đẩy mạnh phát triển các loại thị trường
Thực hiện chủ trương phát triển các loại thị trường, cần có sự nghiên cứu để phát triển mạnh hơn nữa thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Đối với thị trường đầu vào, cần có những quy định cụ thể để cho vốn, đất đai, lao động được giao dịch như những hàng hoá phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản tại các xã dựa trên lợi thế, quy hoạch hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng tốt. Bên cạnh đó phải quy hoạch và xây dựng, nâng cấp chợ để thuận lợi cho tiêu thụ nông sản và quản bá thương hiệu nông sản cho các xã.
Đối với thị trường sản phẩm đầu ra, cần nghiên cứu để phân từng thị trường, sao cho sản phẩm tiêu dùng do các doanh nghiệp sản xuất ra trước hết phải thuyết phục được cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Trên cơ sở nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất trên địa bàn huyện, đẩy mạnh khâu tổ chức tiêu thụ hàng hoá cho các huyện lân cận và trong cả nước, tạo mạng lưới thị trường rộng khắp và bên vững cho các doanh nghiệp. Tăng cường khâu tiếp thị, trước hết là thị trường khu vực để tiêu thụ nông lâm sản, có chính sách khuyến khích xuất khẩu, kể cả xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.
Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu đồng thời ra sức đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng hàng hoá. Hạn chế tình trạng xuất khẩu từng chuyến, từng món hàng qua khâu trung gian, qua đường tiểu ngạch. Khuyến khích các đơn vị sản xuất chè búp, hoa quả, lợn gà, trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với thị trường ngoài nước. Đây là vấn đề rất quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế nông thôn trong điều kiện kinh tế mở.
Phát triển ngành thương mại dịch vụ, củng cố và khuyến khích phát triển các tổ chức thương mại. Để năng cao sức mua của thị trường nông thôn rộng lớn, phải đổi mới chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp hoá nông thôn và có chính sách hỗ trợ về thị trường.
Hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá, chú ý hình thành và phát triển thị trường nông thôn và có giải pháp hỗ trợ, kích thích để mở rộng kinh tế thị trường đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, tín dụng, bảo hiểm, thông tin, lao động, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo trong vùng với sự kết nối liên thông với thị trường tỉnh và cả nước
Hai là, tổ chức lại hoạt động thương mại trên địa bàn huyện
Hoạt động thương mại cần được tổ chức thành một mạng lưới rộng khắp, có hiệu quả ở cả khu vực thành phố, vùng đồng bằng và miền núi. Chỉ có trên cơ sở này thương mại mới làm tốt chức năng phát triển thị trường, khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy giao lưu thương mại làm cơ sở cho công nghiệp phát triển. hướng tổ chức lại là:
Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, chú ý tới hình thức hợp đồng giữa người sản xuất và người tiêu thụ, gắn bó chặt chẽ từ khâu cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tăng cường vai trò trọng tài của Nhà nước.
Trên cơ sở các hợp đồng mua bán giữa người sản xuất và người tiêu thụ, trước hết là nông lâm sản, tổ chức một "Trung tâm giao dịch mua bán hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản" trên địa bàn nhằm đảm bảo sản xuất và xúc tiến thị trường trên địa bàn huyện
Thường xuyên tổ chức quảng bá các sản phẩm nông nghiệp thông qua việc tổ chức các hội chợ thương mại như Festival trà quốc tế tại Thành phố Thái Nguyên.
Hướng hoạt động của thương mại Nhà nước vào hoạt động phục vụ công ích, đồng thời, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thương mại, kể cả các doanh nghiệp thương mại quy mô lớn và thương mại tư nhân trong việc hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do nông dân sản xuất.
Ba là, đổi mới phương thức quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ
Các cơ quan chức năng cần chuyển mạnh phương thức hoạt động theo hướng tăng cường chức năng dự báo, làm tốt công tác thống kê và cung cấp ngày càng đầy đủ số liệu thống kê với độ chính xác cần thiết cho các doanh nghiệp. Mặt khác, giúp đỡ tốt nhất cho việc phát triển hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp chính là việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, hướng dẫn thực hiện luật pháp về bảo hộ sở hữu công nghiệp, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại trên địa bàn huyện. Tổ chức lại sản xuất, khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân theo hướng sản xuất quy mô lớn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Công khai hoá cung cấp các thông tin cần thiết về thương mại về kinh tế của huyện cho bên ngoài, đồng thời phải tổ chức tốt việc thu thập và cung cấp thông tin kinh tế trong và ngoài nước. Phát triển các tổ chức làm dịch vụ thăm dò nghiên cứu giới thiệu thị trường và bạn hàng. Bằng mọi cách thâm nhập và mở rộng thị trường trong nước, đồng thời chiếm lĩnh thị trường trong huyện và trong tỉnh
Đồng Hỷ cần xây dựng một bộ phận có năng lực, có trách nhiệm và đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tiếp thị, nghiên cứu thị trường cho các sản phẩm của ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Bộ phận này không đơn giản làm công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ mà còn phải làm công tác định hướng sản xuất, chuẩn bị những mặt hàng mới đáp ứng yêu cầu ngày càng khe khắt của người tiêu dùng. Đồng Hỷ cần củng cố mối quan hệ ngành dọc một cách chặt chẽ với các Sở ban, ngành để tận dụng khả năng tiếp nhận thông tin mới nhất về thị trường trong cũng như ngoài nước.
Trong tương lai, Đồng Hỷ cần mở rộng thị trường cho các sản phẩm của huyện, củng cố nâng cấp các trung tâm thương mại và dịch vụ, hệ thống chợ ở xã huyện. Mặt khác cần phải tăng cường cung cấp thông tin thương mại cho thị trường một cách nhanh chóng nhất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để làm được điều đó huyện Đồng Hỷ cần dành một khoản ngân sách nhất định cho việc nghiên cứu phát triển thị trường của huyện