Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 117 - 119)

5. Bố cục của đề tài

4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng kinh tế xã hội

Nhằm thực hiện tốt phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ, điều đầu tiên là phải căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội và thực hiện chiến lược CNH - HĐH, xây dựng đô thị mới, nông thôn mới cũng phải dựa vào các dự báo về phát triển các ngành, phát triển dân số, các định mức sử dụng đất.

Cụ thể muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ, phải ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng. Bởi vì kết cấu hạ tầng phát triển sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển của các ngành và các lĩnh vực khác. Vì thế trong giai đoạn trước mắt cần phải tập trung xây dựng những lĩnh vực chủ yếu như: giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, công trình công cộng,... để tạo đà cho bước phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể cần phải phát triển những lĩnh vực sau:

Thứ nhất, phát triển mạng lưới giao thông

Phát triển giao thông vận tải tạo thuận lợi cho giao lưu, thu hút đầu tư trong và ngoài huyện, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế- xã hội. Do vậy, mạng lưới giao thông vận tải cần được ưu tiên phát triển và đi trước một bước.

Hệ thống đường bộ huyện cần được nâng cấp, hoàn chỉnh, phấn đấu đến năm 2015 cần được nhựa hoá toàn bộ, 70% đường huyện đạt cấp III đồng bằng, 30% đạt cấp IV đồng bằng. Khép kín mạng lưới đường tỉnh với các trục quốc lộ như 1B, 1A, 265 và của tuyến đường tỉnh như Túc Duyên, Bắc Kạn... Phát triển các tuyến giao thông nội thị theo quy hoạch của huyện Đồng Hỷ và các khu công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2015 là nhựa hoá toàn bộ đường liên huyện và liên xã, bê tông hoá toàn bộ đường làng và ngõ xóm, đường ra đồng được rải đá cấp phối.

Thứ hai, phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông

Năm 2011 số máy điện thoại tăng gấp 3 lần so với năm 2008, đưa số máy từ 5000 máy lên 15000 máy. Cơ sở vật chất của ngành bưu chính viễn thông tăng gần 6 lần với thiết bị hiện đại từ khu vực trung tâm đến các bưu cục, chất lượng phục vụ được nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác nhất là thông tin về kinh tế và nâng cao dân trí ở mức cao thì mạng bưu chính viễn thông cần tiếp tục được đầu tư phát triển nhanh theo hướng đảm bảo thông tin thông suốt, nhanh từ huyện đến các xã và đến các nơi trong nước và quốc tế. Đến năm 2015, phát triển mạng lưới bưu điện- văn hoá đạt bán kính 2 -3 km. Hiện đại hoá và đa dạng hoá các dịch vụ bưu chính viễn thông, phấn đấu đến năm 2015 đạt mức trung bình của cả nước về số máy điện thoại bình quân đầu người. Áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.

Thứ ba, phát triển mạng lưới điện

Để cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đến năm 2015 bình quân điện tiêu thụ đạt khoảng 1000kw/người, thì Đồng Hỷ cần cải tạo khoảng 91 km đường dây từ 6-10 KV thành 20 KV và xây mới khoảng 305 km đường dây 20 KV.

Thứ tư, phát triển hệ thống công trình công cộng

Đối với hệ thống giao thông khu trung tâm huyện cần phát triển theo hướng kết hợp cải tạo, nâng cấp với xây dựng tuyến mới ở khu đô thị cũ, tạo nên hệ thống liên hoàn theo quy hoạch chung

Đối với hệ thống thoát nước, phải tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt bằng cách nâng cấp hệ thống đê, kè sông; xây dựng một số trạm bơm tiêu cho khu vực thị xã để đảm bảo tiêu thoát nước mưa. Kết hợp xây dựng các hồ điều hoà nước với xây dựng các công trình văn hoá, công viên cây xanh, nâng cấp hệ thống thoát nước thị xã theo quy hoạch chung.

Đối với hệ thống cấp nước, hiện nay nhà máy khu vực huyện Đồng Hỷ được nâng công suất lên 5.000m3/ ngày đêm, nhưng hệ thống đường ống phân phối nước chưa hoàn chỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn chỉnh hệ thống đường ống phân phối nước, đảm bảo 85% hộ dân dùng nước máy có chất lượng tốt. Đến năm 2015, cần nâng công suất nhà máy nước lên 1000m3/ ngày đêm nhằm đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất chế biến. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho khu trung tâm huyện, khu đông dân cư, các xã.

Thứ năm, phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch

Hoà nhập du lịch Đồng Hỷ với tuyến du lịch của cả huyện bằng cách xây dựng Chương trình du lịch của tỉnh thống nhất với tuyến du lịch chung của cả huyện theo chương trình du lịch đến năm 2015, liên doanh, liên kết, tranh thủ sự trợ giúp về mọi mặt từ tỉnh và Tổng cục du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)