Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 82)

5. Bố cục của đề tài

3.2.3.Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực công nghiệp

Cho đến nay công nghiệp và xây dựng và dịch vụ trên địa bàn huyện đã chiếm tỷ trọng lớn hơn sản xuất nông lâm nghiệp. Công nghiệp và xây dựng đã tạo ra cơ sở ban đầu để trong thời gian tới xây dựng huyện trở thành huyện có cơ cấu công nghiệp- dịch vụ - nông lâm nghiệp

Năm 2008 8 3% 227 86% 29 11% Tôm Cá Khác Năm 2011 8 3% 272 88% 28 9% Tôm Cá Khác

Hàng năm đóng góp của công nghiệp vào ngân sách huyện khoảng 54%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành hàng năm vào khoảng 144,83%/năm. Các nhóm ngành chính trong ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong nội bộ ngành công nghiệp có những thay đổi đáng kể từ năm 2008 đến nay

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng Ngành 2008 2009 2010 2011 Bình quân (%/năm) 1. GTSX toàn ngành 161.620 361.739 1.143.652 2.224.661 144,83 Khai thác 39.596,9 92.338 222.559 421.199 121,16 Chế biến, chế tạo 69.011,7 142.085 544.172 1.076.118 162,21 Sản xuất, PP điện nước 9.697,2 28.936 73.860 60.350 111,78

Xây dựng 43.314,2 98.380 303.060 290.072 330,89

2. Cơ cấu toàn ngành (%) 100 100 100 100 -

Khai thác 24,50 25,53 19,46 18,93 -7,42

Chế biến, chế tạo 42,70 39,28 47,58 48,37 4,93

Sản xuất, PP điện nước 6,00 8,00 6,46 2,71 -14,64

Xây dựng 26,80 27,20 26,50 13,04 -17,29

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ

Trong giai đoạn 2008 – 2011, để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trên cơ sở ưu tiên phát triển các ngành nghề thế mạnh của huyện về vật liệu xây dựng như: Sản xuất gạch nung, xi măng, khai thác và chế biến đá xây dựng, khai thác cát sỏi và chế biến nông lâm sản: Chế biến chè, đồ gỗ kết hợp với tìm kiếm thị trường để khôi phục các ngành nghề truyền thống, từng bước chuyển dịch lực lượng lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng các phân ngành trong ngành công nghiệp 2008 -2011

Biểu đồ 3.10 trên đây đã cho thấy thực trạng của vấn đề này là, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong giai đoạn này có xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến hàng nông lâm sản và hàng xuất khẩu, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có xu hướng tăng lên, nhất là chế biến xi măng và Clinke.Trong khi đó, các ngành công nghiệp khai thác, sản xuất và phân phối điện nước… có xu hướng giảm

3.2.3.1. Ngành công nghiệp khai thác

Công nghiệp khai thác của huyện chủ yếu ở đây là khai thác đá, cát sỏi... khai thác quặng kim loại. Trong những năm từ 2008 đến 2011 giá trị sản xuất đã tăng khoảng 10 lần từ 39.596,9 triệu lên 421.199 triệu (trung bình 121,16%/năm). Ngành khai thác đá luôn luôn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị của ngành công nghiệp khai thác. Năm 2008 đạt 62,16%, năm 2011 đạt 84,3%. Do tiềm năng sẵn có của các núi đá (Đồng Hỷ có trữ lượng đá vôi lớn) và nhu cầu sản xuất như

Năm 2008 39596.9 25% 69011.7 42% 9697.2 6% 43314.2 27%

Khai thác Chế biến Điện nước Xây dựng

Năm 2011 421199 23% 1076118 58% 60350 3% 290072 16%

sản xuất xi măng, gạch ốp lát, đá xẻ... nên ngành khai thác đá đạt giá trị cao nhất trong công nghiệp khai thác. Năm 2010 và năm 2011 giá trị sản xuất ngành này có xu hướng tăng đột biến là do Nhà máy xi măng Thái Nguyên (đặt tại xã Quang Sơn) có tổng mức đầu tư 3.477 tỷ đồng bắt đầu đi vào hoạt động với công suất tối đa có thể đạt là 1,5 triệu tấn/năm.

Để thấy rõ cơ cấu các phân ngành trong nôi bộ ngành công nghiệp khai thác chúng ta cùng quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.11: Tỷ trọng các phân ngành trong ngành công nghiệp khai thác 2008 - 2011

Một điểm đáng chú ý là quặng sắt đứng thứ 2 về tỷ trọng trong ngành công nghiệp khai thác vì Đồng Hỷ là huyện có khối lượng quặng sắt khá lớn và có nhiều dự án khai thác quặng sắt trên địa bàn như dự án mỏ sắt Tiến Bộ tại xã Linh Sơn, dự án mỏ sắt Đại Khai xã Minh Lập…

Năm 2008 7196.6 18% 7788.5 20% 24611.8 62%

Khai thác cát sỏi Tận thu quặng sắt Khai thác đá

Năm 2011

31068.4

7% 35062.98%

355067.7 85%

Đơn vị tính: Triệu đồng 0.0 50000.0 100000.0 150000.0 200000.0 250000.0 300000.0 350000.0 400000.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Khai thác cát sỏi Tận thu quặng sắt Khai thác đá

Biểu đồ 3.12: Tốc độ tăng giá trị sản xuất các phân ngành trong công nghiệp khai thác

Trong giai đoạn 2008 – 2011 trên địa bàn huyện mặc dù cơ cấu của phân ngành khai thác đá trong giá trị ngành công nghiệp khai thác đã tăng lên đáng kể (từ 62% lên 85%) và đóng góp của phân ngành này trong tổng giá trị ngành công nghiệp khai thác là rất lơn nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành tựu nhất định của ngành công nghiệp khai thác cát sỏi và tận thu quặng sắt. Trên đây là biểu đồ thể hiện sự biến động của giá trị sản xuất các phân ngành trong tổng giá trị ngành công nghiệp khai thác. (phụ lục 11)

3.2.3.2. Đối với ngành công nghiệp chế biến Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Đồng Hỷ là ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm qua Đồng Hỷ đã biết tận dụng lợi thế về tài nguyên đa dạng và phong phú của huyện nhà là đá vôi để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Vì vậy đã đưa được giá trị của ngành này tăng liên tục qua các năm nhất là vào những năm 2010, 2011 khi mà công ty xi măng Quang Sơn được đưa vào hoạt động và liên tục sinh lời. Vị trí của

ngành vật liệu xây dựng được khẳng định nhờ tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng từ 63% năm 2008 lên 83% vào năm 2011.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua, nhất là giai đoạn 2010 – 2011 vì giai đoạn này công ty xi măng Quang Sơn được đưa vào hoạt động. Do đó cần thiết phải phát triển các công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biện phụ trợ để tận dung những phế phẩm thừa của các sản phẩm trong ngành công nghiệp khai thác đá, các sản phẩm của ngành này được sử dụng rất nhiều vào trong công nghiệp chế biến để sản xuất ra xi măng, tấm lợp gạch, đá, vôi xây dựng …và đó cũng là các sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp chế biến trong những năm vừa qua, đây là những sản phẩm có tính ứng dụng cao và là sản phẩm có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Để thấy rõ cơ cấu các phân ngành trong nôi bộ ngành công nghiệp chế biến chúng ta cùng quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.13: Tỷ trọng các phân ngành trong ngành công nghiệp chế biến 2008- 2011 Năm 2008 19250 28% 43850 63% 5911.7 9%

Chế biến lương thực thực phẩm Vật liệu xây dựng Ngành khác

Năm 2011 141668 13% 888250 83% 46200 4%

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

Cùng với ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống cũng là một trong những ngành thế mạnh của huyện có giá trị tăng mạnh qua các năm về cả giá trị sản xuất và sản lượng xuất khẩu, nâng giá trị của ngành này từ 19,250 tỷ năm 2008 lên 141,668 tỷ vào năm 2011. Hiện nay trên địa bàn huyện 2 đơn vị doanh nghiệp quốc doanh hoạt động mạnh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm: Công ty chè Sông Cầu và công ty chè Trại Cài. Trong tương lai, những doanh nghiệp này sẽ được mở rộng cả về quy mô và số lượng để có thể đáp ứng xu hướng phát triển chung của huyện cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (Phụ lục 12)

Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng dệt may, đồ gỗ

Tỷ trọng ngành này đặc biệt tăng gấp khoảng 10 lần trong vòng 4 năm qua từ 5,911 tỷ năm 2008 lên 46,2 tỷ năm 2011 nhanh do quy mô mở rộng của các công ty dệt may và một số đáng kể các mặt hàng truyền thống được khôi phục để phục vụ cho xuất khẩu. Mặt khác, ngành này có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là những nhân tố thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ngành mới chỉ đang phát triển ở hình thức nhận ra công sản xuất là chính. Song sự ra tăng nhanh về số lượng của các cơ sở sản xuất thời gian qua cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai.

3.2.3.3. Ngành công nghiệp điện nước

Là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành, năm 2008 nó chỉ chiếm có 6% và đến năm 2011 còn 3%. Các phân ngành chính của công nghiệp điện nước là phân phối và sản xuất điện, nước cho sản xuất và tiêu dùng. Trong hai phân ngành này thì sản xuất và phân phối điện là chủ yếu, chiếm hơn 80%, còn sản xuất và phân phối nước chiếm tỷ trọng rất bé. Nguyên nhân chủ yếu là chỉ ở thị trấn và các xã lân trung tâm huyện mới có nhu cầu dùng nước máy còn lại đa phần người dân nông thôn ở Đồng Hỷ họ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nước ngầm thông qua hình thức đào giếng. Cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng lên cao trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thì trong tương lại ngành này được dự báo là sẽ phát triển tương đối nhanh.

Nhìn chung ngành công nghiệp huyện Đồng Hỷ trong thời gian qua đã có những thành tích đáng kể, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng, đã tập trung đầu tư một số ngành công nghiệp có lợi thế so sánh như công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản... Tuy nhiên vẫn còn yếu kém: cơ cấu sản phẩm ngành nghề còn đơn điệu, chậm đổi mới, nhiều ngành hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản, ngành thu hút nhiều lao động như dệt may… chưa được tổ chức sản xuất nhiều trong huyện, chưa đáp ứng được nhu cầu ngay cả thị trường nội huyện và tỉnh. Doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý đại bộ phận có công nghệ lạc hậu khó tháo gỡ về mặt tài chính, về tổ chức lao động, do đó hoạt động kém hiệu quả, các doanh nghiệp mới đầu tư công suất còn thấp. Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy đã có bước phát triển khá nhưng chưa mạnh, chưa phát huy được hết nội lực trong nhân dân, các chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ và chưa được quan tâm tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 82)