Tăng cường quản lý nhà nước đối với quá trình sử dụng vốn cho đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 117 - 122)

tư phát triển kinh tế

Công tác quản lý hoạt động đầu tư bao gồm công tác xây dựng kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành, địa phương lập dự án đầu tư, thẩm định các dự án đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quản lý quá trình thực hiện đầu tư và quản lý vận hành sau đầu tư.

Trên thực tế, công tác quản lý nhà nước trong đầu tư còn rất nhiều bất cập, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương; phương thức quản lý chưa hiệu quả; thủ tục đầu tư phức tạp,...Việc phân cấp quản lý, giao quyền và chịu trách nhiệm của từng cấp làm chưa triệt để, chủ đầu tư chủ yếu chỉ tập trung vào chạy vốn, chạy công trình/dự án còn đầu tư có đúng mục tiêu, định hướng phát triển không thì hầu như không được quan tâm. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng. Từ những vấn đề mang tính cấp bách trên, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

4.3.4.1. Xây dựng kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành, địa phương lập dự án đầu tư

- Đổi mới hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về đầu tư. Công cụ để nâng cao công tác quản lý nhà nước, giám sát kết quả đầu tư là hệ thống văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn dưới luật. Việc hoàn thiện và sửa đổi các văn bản phải đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý đầu tư; phù hợp với các yêu cầu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với các đặc điểm hết sức đặc thù. Cần lưu ý đến việc nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư và thu hút sự tham gia quản lý của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư nông thôn.

- Phân định rõ vai trò các cơ quan, các ngành trong quản lý đầu tư. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An do đầu tư bằng ngân sách nhà nước là chủ yếu, nên chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư với đơn vị chủ quản đầu tư nên khi có sai phạm thì không tìm được người chịu trách nhiệm chính. Nhà nước cần có cơ chế chính sách nhằm thị trường hoá về đầu tư, đa dạng hoá hình thức sở hữu tài sản của Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, cũng như việc khuyến khích kêu gọi đầu tư phát triển từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Hoạt động đầu tư phát triển muốn đạt hiệu quả cao thì phải được đặt trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để cơ chế thị trường điều tiết hoạt động đầu tư theo đúng nhu cầu phát triển của thị trường trong sản xuất.

- Nhà nước chỉ đóng vai trò chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư, chủ đầu tư không phải là Nhà nước một cách chung chung mà phải là một cá nhân, một tổ chức cụ thể. Cá nhân, tổ chức đó phải là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp trong việc lựa chọn hình thức đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng, chịu trách nhiệm hoàn toàn từ lúc nhận bàn giao, quản lý công trình đưa vào vận hành khai thác, bảo dưỡng duy tu công trình nhằm khai thác tối đa hiệu quả đầu tư.

- Việc quản lý lỏng lẻo trong lĩnh vực đầu tư thể hiện ở tất cả các khâu từ xác định chủ trương, lập, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán,... đến khâu triển khai thực hiện, theo dõi cấp phát và thanh toán, gây ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư. Đặc biệt trong khâu triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, thiếu sót gây lãng phí và thất thoát. Tất cả những yếu kém trên đây đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Do đó, cần thực hiện một cách tổng hợp các quản lý nhà nước về đầu tư phát triển. Các hoạt động đó không chỉ là những hoạt động xây dựng mà bao gồm từ quy hoạch đến huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng các cơ sở hạ tầng. Từ tổ chức xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đến vận hành, sử dụng và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng đó.

Công tác đấu thầu cần phải được công khai, minh bạch và tuân thủ theo các quy trình của luật đấu thầu. Cần tăng cường hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, hạn chế chỉ định thầu để các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, năng lực nhà thầu cần phải được lựa chọn kỹ càng. Đối với nhà thầu thi công công trình thì năng lực tái chính đóng vai trò quan trọng vì nếu không huy động đủ số vốn như các nhà thầu thường can kết (ứng trước khoảng 60-70%) cho công trình thi công trình dễ bị đình trệ, kéo dài.

Công tác thẩm định dự án thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn. Ở tỉnh hiện nay, phần lớn các dự án sau khi được các sở xem xét sẽ đưa qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định trình UBND tỉnh. Các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia vào quá trình thẩm định dự án cần có sự liên kết và tạo điều kiện để dự án nhanh chóng được cấp phép nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đơn vị thẩm định. Một thực tế hiện nay là năng lực của các cán bộ thẩm định dự án tại các cơ quan còn hạn chế, khả năng dự báo còn yếu,. Vì vậy, cần bồi dưỡng và tăng cường đào tạo đối với các cán bộ thẩm định để dự án khi đi vào triển khai không gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc do quá trình lập và thẩm định dự án không sát sao gây ra.

4.3.4.3. Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư

Với các dự án thuộc vốn ngân sách của Trung ương và địa phương, công tác quyết toán vốn đầu tư cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan cấp phát vốn, thanh toán vốn và đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc kiểm tra, đối chiếu xác nhận số liệu vốn đầu tư đã cấp phát, thanh toán cho công trình. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị nhận thầu trong việc cùng chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết trước khi hoàn thiện hồ sơ quyết toán.

Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm tra, quyết toán vốn và trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thẩm tra. Gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác quyết toán vốn đi kèm với chế độ khen thưởng, kỷ

luật rõ ràng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư. Trong trường hợp cần thiết có thể thuê đơn vị kiểm toán độc lập làm việc này để đảm bảo tính chính xác, khách quan.

4.3.4.4. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả đầu tư phát triển

Hiện nay, đội ngũ thực hiện kiểm tra, thanh tra còn thiếu và hạn chế về chất lượng nên hiệu quả công tác này trong thời gian qua không cao; nhằm khắc phục tình trạng này cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc triển khai công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn. Mục đích của công tác này là kiểm tra, ngăn ngừa chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các đơn vị, cá nhân có liên quan.

- Công tác kiểm tra, thanh tra phải được thực hiện một cách thường xuyên và toàn diện suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư qua tất cả các khâu và tất cả các đối tượng liên quan đến dự án, đồng thời kết hợp với việc kiểm tra đột suất để đảm bảo tính khách quan.

- Cần phát huy vai trò của sự kiểm tra giám sát của cộng đồng và người dân đối với việc đầu tư nông nghiệp. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc giám sát xây dựng các công trình theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi xây dựng và quản lý của cấp thôn, xã, huyện - những nơi có thể phát huy rất cao vai trò giám sát của người dân. 4.3.4.5. Công tác nghiệm thu, bàn giao công trình để vào sử dụng

Để thực hiện tốt công tác nghiệm thu, bàn giao công trình cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Nâng cao trình độ của các cá nhân trong thành phần nghiệm thu: cán bộ giám sát, cán bộ thi công, cán bộ thiết kế...

- Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia nghiệm thu, xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận, không trung thực, thông đồng nghiệm thu.

- Công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

- Lựa chọn các đơn vị tiếp nhận dự án đủ trình độ và năng lực để khai thác tối đa công suất của dự án.

4.3.4.6. Nâng cao chất lượng giám sát đánh giá đầu tư

Đề nghị UBND tỉnh phê bình nghiêm khắc những cơ quan không gửi báo cáo giám sát đánh giá đầu tư và báo cáo giám sát đánh giá đầu tư có chất lượng kém. Đồng thời giao cho thủ trưởng các cơ quan đó tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân và gửi báo cáo cho UBND tỉnh xử lý một cách kịp thời.

Xây dựng và ban hành quy định của UBND tỉnh về công tác giám sát và đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với quy định của Luật số 38/2009/QH12 và Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ. Đồng thời tập huấn, phổ biến đến các cấp, các ngành và Chủ đầu tư.

Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và lựa chọn nhà thầu đến các ngành, huyện, chủ đầu tư và doanh nghiệp để nắm bắt đầy đủ và tổ chức thực hiện đảm bảo quy định pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn.

Triển khai đôn đốc, nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB tập trung, chương trình mục tiêu, các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ; kịp thời có biện pháp chấn chỉnh khắc phục để đảm bảo thực hiện đầu tư các dự án đúng tiến độ và có hiệu quả.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết các thủ tục về đầu tư, từ: Tham mưu quyết định về chủ trương đầu tư; tổ chức lập dự án đầu tư; thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; tổ chức thực hiện dự án đầu tư; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Nếu để xảy ra thất thoát, lãng phí và tham nhũng trong các quá trình chuẩn bị và thực hiện

dự án đầu tư đều phải được làm rõ trách nhiệm người đứng đầu và có liên quan để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục triển khai thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm tiếp theo đúng tiến độ và đảm bảo nội dung theo quy định; cùng với đó là triển khai công tác kiểm tra về đấu thầu theo quy định tại Nghị định 85/CP và Thông tư số 01/2011/TT-BKH ngày 04/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, nhân sự thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành và huyện, thành phố, thị xã.

Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB hàng năm đúng tiến độ và chất lượng theo quy định, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đầu tư các dự án.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 117 - 122)