Tình hình đầu tư phát triển kinh tế xã hội vào vùng biển và ven biển tỉnh

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 65)

An giai đoạn 2006-2012

3.2.1. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vào vùng biển và venbiển tỉnh Nghệ An biển tỉnh Nghệ An

Vốn đầu tư toàn xã hội của các huyện, thành, thị ven biển tỉnh Nghệ An tăng mạnh qua các năm, từ 4.751 tỷ đồng năm 2006 lên 11.238 tỷ đồng năm 2010, 14.446 tỷ đồng năm 2012.

Vùng biển và ven biển Nghệ An tập trung đầu tư phát triển kinh tế trong giai đoạn này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế được điều chỉnh một bước theo hướng phát huy lợi thế của vùng để phát triển kinh tế của khu vực nói riêng và phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói chung.

Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2012

Năm Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn

tỉnh (tỷ đồng) 9.737 11.688 15.265 18.127 23.038 25.585 26.795 Tổng vốn đầu tư phát triển vùng

biển và ven biển (tỷ đồng) 5.924 6.832 8.564 10.239 12.674 14.426 15.058 Tỷ trọng VĐT vùng ven

biển/Tổng VĐT toàn tỉnh (%) 0,61 0,58 0,56 0,56 0,55 0,56 0,56 Tỷ trọng VĐT vùng ven

biển/Dân số vùng ven biển (triệu đồng/người)

5.02 6.02 7.52 8.88 10.95 12.37 11.97 Tỷ trọng VĐT toàn tỉnh/Dân số

toàn tỉnh(triệu đồng/người) 3.18 3.77 4.89 6.22 7.88 8.70 9.07 Tốc độ phát triển liên hoàn (%)

(Vùng biển và ven biển) 100 115,33 125,35 119,56 123,78 113,82 104,38 Tốc độ phát triển định gốc (%)

(Vùng biển và ven biển) 100 115,33 144,56 172,84 213,94 243,52 254,19

Nguồn: Cục Thống Kê

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng vốn đầu tư phát triển vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến cuối thời kỳ đã gấp gần 3 lần so với năm đầu, đặc biệt là trong các năm 2008 và 2010, nguồn vốn đã có bước tiến rõ rệt, mức tăng

khoảng 25%/năm so với năm trước đó.

Có thể thấy rằng tổng nguồn vốn đầu tư vào các huyện, thành, thị ven biển tăng dần từ năm 2006 đến năm 2012, năm 2012 có tăng nhưng tăng ít do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

So với dân số, vốn đầu tư bình quân đầu người của vùng biển và ven biển cao hơn khá lớn so với vốn đầu tư bình quân đầu người toàn tỉnh. Năm 2006, khoảng cách giữa vùng ven biển và toàn tỉnh là 1,84 triệu đồng/ người, gấp 1,57 lần, đến năm 2010 khoảng cách là 3,07 triệu đồng/người, gấp 1,39 lần; năm 2012, khoảng cách là 2,9 triệu đồng/người, gấp 1,32 lần.

Từ những đánh giá trên, có thể thấy rằng mục tiêu phát triển vùng biển và ven biển đã được tỉnh chú trọng quan tâm đầu tư nhằm phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

3.2.1.2. Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn

Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển – chi tiết phân theo nguồn vốn huy động giai đoạn 2006-2012 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư 5.924 6.832 8.564 10.239 12.674 14.426 15.058 Vốn Ngân sách nhà nước 2.124 2.629 2.944 3.515 4.086 4.119 4.204 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 1.190 1.235 1.546 1.885 2.276 2.610 2.890 Vốn đầu tư của các doanh

nghiệp 1.284 1.360 1.787 1.873 2.750 3.467 3.551 Vốn đầu tư của hộ gia đình 1.310 1.578 2.243 2.879 3.417 3.980 4.123 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 16 30 4

4 87 14 5 250 290 Tỷ lệ 100 100 100 100 100 100 100 Vốn Ngân sách nhà nước 35,85 38,4 8 34,3 8 34,3 3 32,24 28,55 27,92 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 20,09 18,08 18,05 18,4 1 17,96 18,09 19,19 Vốn đầu tư của các doanh

nghiệp 21,67 19,91 20,87 18,29 21,70 24,03 23,58 Vốn đầu tư từ dân cư 22,11 23,10 26,19 28,12 26,96 27,59 27,38 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 0,27 0,4 0,51 0,85 1,1 1,73 1,93

4 4

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Nguồn vốn ngân sách bao gồm: nguồn cân đối của ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm; vốn đầu tư bổ sung có mục tiêu theo các chương trình dự án từ ngân sách trung ương, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn NS tỉnh vượt thu từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Các nguồn vốn này đều do địa phương trực tiếp quản lý. Ngoài ra, còn một lượng vốn của các Bộ, ngành trung ương đầu tư một số dự án trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.2 ta thấy, nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ khoảng 30-35% trong tổng số vốn đầu tư toàn vùng, đặc biệt năm 2007 nguồn này chiếm đến 38,48%. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển tại vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An không ngừng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng của nó trong tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm từ 38% xuống còn khoảng 27%. Điều này cho thấy, vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến phù hợp với xu thế hiện nay, giảm tỷ trọng nguồn vốn ngân sách và tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp, dân cư.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng qua các năm. Năm 2006 vốn ngân sách nhà nước là 2.124 tỷ đồng thì đến năm 2011 nguồn vốn này tăng gần gấp đối, đạt 4.119 tỷ đồng, năm 2012 đạt 4.204 tỷ đồng. Ngoài thành phố Vinh, các huyện, thị còn lại thu ngân sách chưa đảm bảo bù chi nên việc huy động được ngân sách từ các huyện, thị trong vùng dành cho đầu tư phát triển là rất ít.

Nguồn trợ cấp từ ngân sách trung ương chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Nghệ An. Một số nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho tỉnh thường xuyên có sự tăng trưởng chính là nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, Nguồn Trái phiếu Chính phủ, do đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đã tăng lên nhiều.

Nguồn trung ương hỗ trợ có mục tiêu được Trung ương hỗ trợ có tỷ trọng, quy mô vốn lớn. Nguồn vốn này trong những năm qua là hỗ trợ đầu tư theo Nghị

quyết 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị, Chương trình giảm nghèo và việc làm, ...

Nguồn Trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 về việc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010 để xây dựng hệ thống đường giao thông vào trung tâm các xã, sửa chữa nâng cấp các hồ đập ách yếu, kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng ký túc xá sinh viên, nâng cấp hệ thống bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện tuyến tỉnh. Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong 3 năm đầu tư 2006 đến 2008, chương trình ưu tiên triển khai hạ tầng giao thông, thủy lợi nên tốc độ tăng trưởng đạt khá, năm 2006 là 220 tỷ đồng và đến năm 2008 là 330 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2009 và năm 2010 có sự tăng trưởng đột biến nhờ chú trọng đầu tư vào hệ thống giao thông, thuỷ lợi, xây dựng bệnh viện và kiên cố hoá trường lớp học, năm 2009 là 602 tỷ đồng và năm 2010 là 705 tỷ đồng (gấp hơn 3 lần năm 2006). Có thể thấy rằng, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ Trung ương đầu tư cho vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đã góp phần lớn trong sự tăng trưởng quy mô vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Vốn vay chủ yếu là nguồn vay từ tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại, nó được dùng để đầu tư theo dự án. Về nguồn vốn tín dụng ưu đãi (tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước) được thực hiện thông qua Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nghệ An, đây là nguồn vốn cho vay có tính ưu đãi cao như thời gian cho vay dài, lượng vốn cho vay lớn mà lãi suất lại thấp và ổn định trong suốt thời kỳ vay. Trong giai đoạn 2006-2012 nguồn vốn này có xu hướng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn này không dễ như đối với nguồn cho vay của các ngân hàng thương mại vì yêu cầu về hồ sơ, thủ tục tương đối khắt khe và những dự án được vay phải nằm trong danh mục các dự án được vay do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Do vậy các doanh nghiệp dân doanh chưa có cơ hội tiếp cận nguồn vốn này.

- Nguồn vốn của doanh nghiệp: Nguồn vốn này bao gồm vốn đầu tư tự có của doanh nghiệp nhà nước và vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một nguồn huy động đáng kể cho nền kinh tế. Sau khi luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005, Chính phủ thực hiện nhiều cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cùng với quá trình cải cách hành chính được đẩy mạnh, nhất là trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo ban hành các cơ chế chính sách tạo bước phát triển vượt bậc về số lượng doanh nghiệp được thành lập. Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đang được đôn đốc triển khai thực hiện. Điều này hứa hẹn một lượng vốn đầu tư sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tiếp theo đối với nguồn vốn này.

- Nguồn vốn của dân cư: Các huyện, thành, thị vùng ven biển tỉnh Nghệ An là tỉnh có số lượng dân số khá lớn (khoảng hơn 1,1 triệu người), do đó nguồn vốn của hộ gia đình cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng mức vốn của cả vùng. Nguồn vốn đầu tư của dân cư tăng gần gấp hơn 3 lần kể từ năm 2006 đến 2011, năm 2006 nguồn vốn đạt 1.310 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt 3.980 tỷ đồng, năm 2012 là 4.123 tỷ đồng. Như vậy, các chính sách huy động vốn của tỉnh để đầu tư phát triển vùng biển và ven biển đã phát huy tác dụng. Mặt khác, thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện qua từng năm (năm 2006 đạt 8,2 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2010 là 19 triệu đồng/người/năm, năm 2012 đạt 25,5 triệu đồng/người/năm). Do đó lượng vốn tiết kiệm của dân đã được chuyển một phần sang đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều hộ gia đình đã đạt được kết quả kinh doanh tốt.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trong giai đoạn 2006-2012, vùng biển và ven biển của tỉnh nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ban ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nên đã có sự phát triển ổn định. Mặc dù các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đầu tư vào vùng biển và ven biển khá lớn nhưng số vốn thực tế thực hiện rất ít. Giai đoạn

2006-2008 nguồn vốn này đạt thấp, từ năm 2010 có tăng, năm 2010 đạt 145 tỷ đồng, năm 2011 đạt 250 tỷ đồng, năm 2012 đạt 290 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư nước ngoài đóng vai trò thúc đẩy hoạt động phát triển kinh tế ở các huyện, thành, thị vùng ven biển. Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào vùng biển và ven biển Nghệ An chủ yếu thực hiện đầu tư phát triển các khu đô thị, trung tâm thương mại. Đối với các dự án NGO, số lượng và nguồn vốn dự án thuộc đối tượng trên ít, chiếm phần quá nhỏ trong tổng đầu tư của toàn vùng và nguồn vốn nước ngoài nên không đề cập đến.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 65)