Các tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 58)

Tài nguyên khoáng sản trên bờ

Do khoáng sản của tỉnh Nghệ An sẽ có tác động rất lớn, liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của vùng biển và ven biển Nghệ An. Theo các đánh giá sơ bộ thì Nghệ An có một số loại khoáng sản chính sau đây:

Thiếc: Tập trung ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ với tổng trữ lượng khoảng gần 100.000 tấn (lớn nhất cả nước); chất lượng quặng khá cao, hiện đang được khai thác công nghiệp với sản lượng 1.000 -1.200 tấn/năm.

Đá: Tổng trữ lượng khoảng 20 tỷ m3, phân bố ở nhiều nơi như: Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, đặc biệt mỏ đá Hoàng Mai có trữ lượng trên 300 triệu m3, điều kiện khai thác dễ dàng, chất lượng tốt.

Măng-gan: Phân bố ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc; tổng trữ lượng trên 2 triệu tấn. Trong đó có mỏ Yên Cứ (Hưng Nguyên) trữ lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Do măng-gan phân bố rải rác nên khó khai thác, hoặc khai thác không hiệu quả.

Đất sét: Phân bố đều ở các huyện, thành, thị, trữ lượng lớn, có điều kiện sản xuất gạch ngói, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong thời gian tới.

Nước khoáng: Có nhiều mỏ chất lượng cao và dễ khai thác như các mỏ Bản Khạng Bản Hợp, Bản Bo, Bản Lang (Quỳ Hợp), Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Giang Sơn (Đô Lương)..

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt ở vùng ven biển chủ yếu ở hạ lưu các con sông và một số hồ đập, do vậy về mùa khô thường bị nhiễm mặn (đối với nước ở các dòng sông) và thiếu nước (đối với nước ở các hồ đập). Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho vùng biển và ven biển Nghệ An là nước mặt của các sông, hồ đập được dẫn về từ các công trình thuỷ lợi. Do đặc điểm của nguồn nước cấp cho vùng ven biển, vì vậy, về mùa khô một số vùng cuối các công trình thuỷ lợi và những nơi chưa có công trình thuỷ lợi thường xuyên bị thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt

Tài nguyên đất

Vùng biển và ven biển Nghệ An có địa hình trung bình thấp, khá bằng phẳng, xen kẽ có một số đồi núi thấp. Địa hình mang đặc điểm của khu vực địa hình đồng bằng ven biển nên ít có sự phân hóa phức tạp. Đất đai chủ yếu là các loại đất phù sa, đất cát, đất phèn mặn, đất nhiễm mặn.

Đặc điểm đất đai vùng ven biển có các thuận lợi sau: (i) Có quỹ đất khá lớn, một số vùng đất sản xuất nông nghiệp ít hiệu quả, phù hợp cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và các khu dân cư; (ii) Có nhiều vùng rộng vài trăm ha, liền khoảnh có thể bố trí thành các KCN, khu đô thị...; (iii) Chi phí xây dựng hạ tầng, các công trình giao thông, thông tin, cấp điện, cấp nước, các công trình công nghiệp, dịch vụ, các khu dân cư...) thấp hơn các vùng khác.

Tài nguyên du lịch

Sự gắn kết của các điều kiện tự nhiên (đảo, các bãi tắm, các ngọn núi...) và các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn ven biển, kết hợp với kết cấu hạ tầng tương đối phát triển đã tạo cho vùng biển và ven biển Nghệ An có thế mạnh vượt trội về du lịch. Ba nhóm tài nguyên du lịch nổi trội là bãi tắm, đảo gần bờ và khả năng liên kết với các điểm du lịch của tỉnh.

Các bãi tắm: Vùng biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp, nằm trong vùng biển tương đối sạch (do công nghiệp phát triển chưa cao) rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch. Những bãi tắm nổi tiếng là: Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương..., trong đó đặc biệt là 2 bãi Cửa Lò, Nghi Thiết. Các bãi biển độ dốc trung bình 2-30, nền cát mịn, không có các ổ xoáy, độ mặn nước biển không vượt quá 3%, sóng trung bình khoảng 1,8-2 mét rất thích hợp cho hoạt động vui chơi giải trí. Ưu thế của bãi tắm Cửa Lò là gần Thành phố Vinh, sân bay, cảng biển, ga xe lửa. Nếu tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ, có thể phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Khu vực Nghi Tiến, Cửa Hiền có Bãi Lữ, một trong những bãi biển đẹp của miền Trung, có thể phát triển thành trung tâm du lịch cấp quốc gia.

Đảo gần bờ: Vùng biển Nghệ An có một số đảo có thể làm công viên du lịch tốt như đảo Ngư, đảo Lan Châu. Thiên nhiên ở đây hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ còn giữ được tính đa dạng sinh học cao rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Khả năng liên kết: Một thuận lợi nữa đó là vùng biển và ven biển Nghệ An nằm trong tỉnh có nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh cũng như từ vùng biển Nghệ An có thể theo đường biển đi Đồ Sơn, Hạ Long hoặc vào Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hội An và cũng có thể theo QL 1A, đường Hồ Chí Minh đi Phong Nha - Kẻ Bàng, theo QL 7 đi Lào, Thái Lan và các nước trong khối ASEAN...

Nhìn chung, tài nguyên du lịch vùng biển Nghệ An đa dạng phong phú, đan xen nhau, có khả năng liên kết các loại hình du lịch với nhau tạo ra sức hút lớn đối với du khách. Tại đây có thể hình thành quần thể du lịch biển và ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia với nhiều loại hình hấp dẫn có sức cạnh tranh về các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, giao dịch thương mại, thể thao, nghỉ ngơi giải trí và chữa bệnh... Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc khai thác tài nguyên du lịch biển và ven biển Nghệ An cũng có những khó khăn, chẳng hạn: (i) Khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển nhanh du lịch với yêu cầu an ninh, quốc phòng...; (ii) Có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 200C và thường kèm theo mưa phùn ít thích hợp với du lịch biển.

Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn (số liệu công bố năm 1998), khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm. Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30 m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung ở các loài lớn như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10-15%. Tôm biển có đến 8 loài; các loài chính như tôm he, rảo, bộp, vang, sắt, đát, hùm sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào, tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250-300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360-380 tấn, khả năng khai thác 50%. Mực cũng có nhiều loài, nhiều nhất là mực ống, nang và cơm, tập trung ở gần bờ thuận tiện cho việc khai thác, khả năng khai thác 1.200-1.500 tấn/năm. Ngoài ra còn các loại moi biển, rắn biển, sò biển cũng có giá trị cao. Ưu thế lớn nhất là cá, thực vật biển phát triển quanh năm, có thể khai thác liên tục và cho sản lượng lớn. Ngoài cá, tôm ở đây còn có các đặc sản khác như rau câu, rong biển...

Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện trong toàn tỉnh có khoảng 2.500 ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản, với nhiều đối tượng nuôi như tôm, cua,…. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, nhưng gần các vùng du lịch, do vậy trong tương lai phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ven bờ phải hết sức chú ý đến bảo vệ môi trường nhằm giữ hài hoà cho phát triển các ngành khác, đặc biệt du lịch. Mặt khác, sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí hậu và bão cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển nuôi thuỷ sản.

Ngoài ra, biển Nghệ An có độ mặn nước biển cao, số giờ nắng nhiều, cường độ bức xạ lớn, bốc hơi lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất muối. Ngoài việc cung cấp muối ăn còn là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác sử dụng nguyên liệu từ muối. Trong thời gian qua Nghệ An là một tỉnh sản xuất muối lớn ở miền Bắc, đồng muối Nghệ An có khả năng phát triển 900 - 1.000 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.

Như vậy, vùng biển và ven biển Nghệ An có tiềm năng lớn, có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm: khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản; phát triển ngành công nghiệp chế biến kết hợp với phát triển nông - lâm nghiệp ven bờ; phát triển du lịch biển; xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông biển với ý nghĩa trong nước và quốc tế.

Điều kiện xây dựng cảng biển và dịch vụ hàng hải

Bờ biển Nghệ An có nhiều tiềm năng xây dựng và phát triển các cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Dọc theo bờ biển có các địa điểm như Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội, Đông Hồi có thể xây dựng các cảng biển. Trong đó đáng chú ý nhất là Cửa Lò có thể phát triển thành một cảng hàng hoá lớn của vùng Bắc Trung Bộ và Cửa Hội có thể phát triển thành cảng cá và trung tâm dịch vụ nghề cá của vùng.

Cảng Cửa Lò: Cửa Lò nằm phía bờ nam con sông Cấm, thuộc địa phận phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, rất thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hoá quốc tế đặc biệt là trung chuyển hàng cho các nước Lào và đông bắc Thái Lan. Cảng có độ sâu -5,5m, mức nước cao nhất cho tàu ra vào: -7.5 m; Chế độ thủy triều là bán nhật triều; chênh lệch bình quân: 2.0 m. Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 10.000 DWT. Theo tính toán, nếu thực hiện cải tạo lại luồng lạch, Cửa Lò có thể đón được tàu 30.000 tấn.

Cảng Cửa Hội: Là cảng cá của ngư dân từ bao đời nay, nhờ những lợi thế về thiên nhiên như cửa sông rộng, dài, luồng sâu kín gió, thường xuyên có nhiều thuyền đánh cá cập bến bán cá và tránh gió bão. Độ sâu tự nhiên cho phép tàu từ 600 - 1.000 tấn có thể ra vào được.

Các cảng Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn: Là những địa điểm đã có các cảng cá từ lâu đời, có thể tiếp tục nâng cấp phục vụ cho phát triển khai thác và đánh bắt thuỷ sản của tỉnh.

Đảo Ngư: Cách bờ biển Nghệ An 4 km có đảo Ngư với diện tích trên 100 ha, mặt nước quanh đảo có độ sâu 8-12 m, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai khi nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường biển tăng cao, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá của các nước trong khu vực.

Cảng Đông Hồi: Qua khảo sát, ở vùng biển Đông Hồi có địa điểm với độ sâu 7-10 m, hội tụ đủ điều kiện để xây dựng thành cảng lớn của khu vực Bắc Miền Trung nhằm cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện hoạt động, tiếp nhận sản phẩm của nhà máy xi măng Hoàng Mai để vận chuyển bằng đường biển và các loại hàng hoá khác phục vụ cho KCN Đông Hồi, Hoàng Mai, vùng phía Bắc, Tây Bắc của Nghệ An.

Ngoài ra, một số con sông vùng ven biển cũng thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ, kết nối với hệ thống cảng biển, ven biển.

3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số vùng biển và ven biển Nghệ An năm 2007 là 1.194,99 ngàn người, chiếm 5,31% dân số vùng ven biển của cả nước, 14,89% dân số vùng ven biển khu vực Bắc Trung Bộ và 42% dân số tỉnh Nghệ An.

Mật độ dân số bình quân vùng ven biển tỉnh Nghệ An năm 2007 là 862 người/km2, bằng 4,6 lần mật độ dân số trung bình toàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phương trong vùng ven biển: Thành phố Vinh có mật độ dân số lớn nhất, 3.658 người/km2, tiếp theo là thị xã Cửa Lò là 1.849 người/km2, các huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu lần lượt là 597 người/km2, 612 người/km2, 979 người/km2. Sự chênh lệch về phân bố dân cư còn diễn ra giữa các xã trong một huyện, giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cửa lạch và bãi ngang.

Mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng ven biển thấp hơn bình quân chung của tỉnh, nhưng tốc độ tăng dân số bình quân chung của toàn vùng ven biển cao hơn bình quân chung của tỉnh vì tỷ lệ tăng cơ học cao (trong thời kỳ 2001 - 2007, tỷ lệ tăng dân số bình quân vùng ven biển là là 1,13%, trong khi đó tăng trung bình của toàn tỉnh chỉ đạt 0,95 %/năm.

Cơ cấu dân số của vùng ven biển Nghệ An mang đậm nét đặc thù của một vùng đồng bằng ven biển. Theo số liệu thống kê cho thấy: Dân số nam chiếm 48,96%, thấp hơn mức bình quân trong cả nước (49,3%); cơ cấu thành thị nông thôn khá chênh lệch với dân số nông thôn chiếm tỷ lệ rất lớn 77,98%, dân số đô thị chỉ chiếm 22,02%. Các tỷ lệ trên tiên tiến hơn mức trung bình của vùng ven biển Trung Bộ.

Chất lượng dân số của vùng ven biển Nghệ An đang ngày càng được cải thiện: Trình độ dân trí khá, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt trên 90%; thể lực của dân số khá, số người tập thể dục thường xuyên chiếm trên 28% dân số. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo đang có xu hướng gia tăng, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nguồn nhân lực trong tương lai, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Tổng dân số trong độ tuổi lao động của vùng ven biển Nghệ An năm 2010 có 734.919 người, chiếm 61,5 % dân số. Lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân có 585.429 người, trong đó lao động trong khu vực nông lâm nghiệp là 349.035 người (chiếm 59,62%), trong khu vực công nghiệp - xây dựng là 86.188 người (chiếm 14,72 %), khu vực dịch vụ là 150.206 người (chiếm 25,66 %). Tỉ lệ dân số trong tuổi lao động chưa có việc làm thường xuyên không cao, chỉ khoảng 2,86 % lực lượng lao động của vùng ven biển.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học khá đông, nhưng sau khi tốt nghiệp thường ở lại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh làm việc, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trở về quê hương, trong số này chủ yếu về thành phố Vinh. Để đảm bảo phát triển nhanh vùng ven biển Nghệ An cần có những

chính sách đãi ngộ thích đáng nhằm thu hút lực lượng lao động từ bên ngoài và trước hết cần thu hút chính con em mình trở về xây dựng quê hương.

Vấn đề đáng chú ý nhất về lao động là ở những vùng bãi ngang ven biển, các xã xa các trung tâm đô thị ven biển có tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở đây chỉ khoảng 0,85%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của vùng ven biển. Trên các vùng bãi ngang này, phần lớn các hộ gia đình làm nghề nông (trên 50%), nghề cá có 21%, nghề CN - TTCN khoảng 7,2%, còn lại là lao động làm nghề dịch vụ.

Số lao động có trình độ từ tốt nghiệp cấp II trở lên là 52,4 % (trong đó số tốt

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 58)