Tình hình đầu tư phát triển kinh tế phân theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 70)

Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biển và ven biển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, trong những năm qua, cơ cấu đầu tư theo ngành của tỉnh Nghệ An đã thực hiện đầu tư theo định hướng phát triển đã được xác định.

Bảng 3.3: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển vùng biển và ven biển phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2006-2012 của tỉnh Nghệ An

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư 5.924 6.832 8.564 10.239 12.67 4 14.42 6 15.058

Nông lâm ngư nghiệp 949 1.043 1.279 1.549 2.055 2.416 2.501 Công nghiệp và điện 2.008 2.248 2.822 3.825 4.526 5.179 5.456 Dịch vụ - hạ tầng 2.967 3.541 4.463 4.866 6.093 6.831 7.101

Cơ cấu vốn đầu tư (%) 100 100 100 100 100 100 100

Nông lâm ngư nghiệp 16,02 15,27 14,94 15,12 16,21 16,75 16,61 Công nghiệp và điện 3,89 32,91 32,95 37,36 35,71 35,90 36,23 Dịch vụ - hạ tầng 50,09 51,82 52,11 47,52 48,07 47,35 47,16

Tốc độ phát triển liên hoàn (%)

Nông lâm ngư nghiệp 100,00 109,9

3 122,59 121,0 6 132,7 0 117,5 7 103,52

Công nghiệp và điện 100,00 111,9 7 125,53 135,55 118,3 2 114,4 3 105,35 Dịch vụ - hạ tầng 100,00 119,3 2 126,05 109,02 125,23 112,1 1 103,95

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An Đối với lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: Đối với các huyện thành, thị vùng ven biển thì vốn đầu tư lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 15- 17% tổng vốn đầu tư. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng và bảo vệ rừng, thủy sản... do vậy nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp theo hướng tăng về lượng nhưng vẫn giữ tỷ trọng so với các ngành khác. Vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đã có sự gia tăng đáng kể, năm 2006 đạt 949 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 2.055 tỷ đồng, tăng 2,16 lần, năm 2012 đạt 2.501 tăng 2,63 lần. Tốc độ phát triển luôn đạt trên 10%, riêng năm 2010 đạt 32,7%. Vốn đầu tư cho nông nghiệp những năm qua tập trung đầu tư tập trung vào ba lĩnh vực chính là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp.

Nông nghiệp vùng ven biển Nghệ An là ngành sản xuất quan trọng, góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nhiều công trình thủy lợi lớn, hệ thống đê biển, vùng màu được đầu tư xây dựng và cải tạo. Kiên cố hóa kênh mương, khoanh vùng phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm chủ yếu bằng hình thức chăn nuôi tập trung, trang trại. Phát triển mô hình sản xuất trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp phục vụ nhu cầu ở địa phương và xuất khẩu. Dịch vụ nông nghiệp phát triển nhanh cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng nhờ chuyển nhiều vùng đất hoang hoá, đất làm muối, đất cát và đất sản xuất khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đầu tư xây dựng các vùng nuôi tôm thâm canh có diện tích lớn ở Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Trịnh Môn (Quỳnh Lưu), Nghi Thái (Nghi Lộc), vùng Diễn Trung (Diễn Châu). Chất lượng và hiệu quả nuôi trồng ngày càng tăng theo hướng đầu tư thâm canh, đa dạng hoá loài nuôi và chú trọng những loại có giá trị cao như tôm, cua, ngao, cá thương phẩm (cá dò, cá mú, cá hồng Mỹ, cá rô phi đơn tính,...) tạo

nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Diện tích nuôi tôm 1573ha, chiếm 90,1% diện tích nuôi mặn lợ, năng suất tôm bình quân đạt trên 3 tấn/ha.

Đầu tư đội tàu khai thác xa bờ trang bị đầy đủ thuyền các thiết bị định vị, dò cá, thông tin, máy tầm ngư. Bình quân, hàng năm đóng mới gần 70 tàu có công suất trên 90CV, đưa tổng số tàu thuyền khai thác hải sản lên 4.321 chiếc năm 2012. Vì vậy, sản lượng khai thác hải sản tăng bình quân 7,89%/năm. Năm 2012, sản lượng khai thác đạt 70.399 tấn, tăng 11,3 ngàn tấn so với năm 2010. Lao động khai thác hải sản của tỉnh hiện đạt trên 25.000 người.

Vùng ven biển có gần 200 cơ sở chế biến thủy sản lớn nhỏ, với nhiều loại hình sản xuất như chế biến nước mắm, chế biến hàng khô, đông lạnh,…, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và TX Cửa Lò. Nghề chế biến thủy sản truyền thống được khôi phục và phát triển với chất lượng và mẫu mã ngày càng cao như nước mắm cao đạm, mắm tôm, mắm nêm….

Đầu tư xây dựng 3 khu neo đậu tránh trú bão (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Vạn) cho trên 1000 tàu thuyền neo đậu, với tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng; xây mới 3 cảng cá (Lạch Quèn, Lạch Vạn, Cửa Hội) với tổng vốn gần 50 tỷ đồng và đầu tư trên 15 tỷ đồng xây dựng 3 bến cá (Quỳnh Lập - Quỳnh Lưu; Nghi Tân, Nghi Thuỷ - Cửa Lò). Việc đầu tư các cơ sở này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đánh bắt hải sản, trao đổi sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thời gian lên hàng, tăng thời gian sản xuất trên biển của đội tàu khai thác.

Tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất muối, bao gồm hỗ trợ đầu tư kênh mương, cải tạo nội đồng, cho vay vốn sản xuất, nhờ quan tâm đúng mức cho nên vốn đầu tư cho sản xuất muối tăng qua các năm (bình quân mỗi năm đầu tư 3,5 tỷ đồng). Vì vậy, mặc dù diện tích sản xuất muối giảm nhưng sản lượng muối vẫn tăng, hiệu quả sản xuất ngày cao cao, đời sống của người sản xuất muối ngày càng được cải thiện.

Một số nguồn vốn lớn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp như các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ.

Đối với lĩnh vực công nghiệp và điện: những năm qua, tỷ trọng đầu tư cho nhóm này trên tổng vốn đầu tư đạt mức khá, khoảng 32-37%. Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và điện từ năm 2006 đạt 2.008 đồng đã tăng lên đến 4.526 tỷ đồng năm 2010 và 5.456 tỷ đồng năm 2012. Tổng GTXS công nghiệp vùng biển và ven biển năm 2012 (giá hiện hành) đạt 18,7 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 70% so với toàn tỉnh. Tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng vùng ven biển Nghệ An năm 2012 đạt trên 95 ngàn người, chiếm 20,6% tổng số lao động đang làm việc. Vùng biển và ven biển đã xác định và tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến thực phẩm (hải sản, thức ăn gia súc), thuỷ sản và đồ uống (bia, sữa), công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch các loại, ngói,..), sản phẩm may... Xu hướng chuyển đổi cơ cấu công nghiệp của vùng kinh tế ven biển Nghệ An tương đối rõ và đúng hướng. Các ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản, bia rượu, chế biến lương thực thực phẩm vật liệu xây dựng,... chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đến nay nhiều nhà máy đã hoàn thành đi vào hoạt động như các nhà máy xi măng, bia. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hoàn thành tạo điều kiện phát triển sản xuất. Khu kinh tế Đông nam đang dần từng bước phát triển. Tính đến giữa năm 2012, đã cấp phép đầu tư cho 106 dự án với số vốn đăng ký đạt 19.588 tỷ đồng và 1.073 triệu USD (các dự án cấp phép còn hiệu lực); trong đó có 45 dự án đã đi vào hoạt động, các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho hơn 7.300 lao động, với mức thu nhập bình quân 2,67 triệu đồng/tháng. Các sản phẩm chính sản xuất từ các KCN chiếm phần lớn của vùng ven biển là bột đá trắng xuất khẩu, gạch granits, bột dăm gỗ làm nguyên liệu giấy, dệt may xuất khẩu, thuốc lá điếu, sữa,... Hệ thống điện đã từng bước được cải tạo phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Đối với lĩnh vực dịch vụ - hạ tầng: Vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An là một vùng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển những lợi thế riêng về dịch vụ, do đó trong những năm qua, đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ - hạ tầng luôn được quan tâm ưu tiên trong đầu tư. Cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ - hạ tầng luôn đạt khoảng 50% trong tổng vốn đầu tư của địa phương. Năm 2006, vốn đầu tư cho lĩnh vực này

đạt 2.967 tỷ đồng, năm 2010 đạt 6.093 tỷ đồng và năm 20120 đạt 7.101 tỷ đồng. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch biển. Cửa Lò và thành phố Vinh là hai địa điểm thu hút hầu hết khách du lịch biển. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển được được cải thiện rõ rệt, đặc biệt hệ thống các khách sạn, nhà hàng, đã góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách. Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động trực tiếp trong ngành và hàng nghìn lao động xã hội khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Mạng lưới hạ tầng thương mại vùng ven biển phát triển nhanh. Đến nay, trong vùng đã xúc tiến đầu tư xây dựng gần 20 siêu thị trong đó có các siêu thị lớn, hiện đại ở thành phố Vinh (như BigC, Metro), trung tâm thương mại Plaza Quỳnh Lưu,... Xây dựng hệ thống mạng lưới chợ: xây dựng được 121 chợ, trong đó có 7 chợ loại I, 19 chợ loại II, 95 chợ loại III với tổng vốn đầu tư trên 410 tỷ đồng; hệ thống các cửa hàng xăng dầu phát triển nhanh, trong vùng có 202 cửa hàng xăng dầu chủ yếu loại II và III (trong đó có 16 cửa hàng trên sông, biển).

Về đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông: đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng các tuyến đường: đường ven sông Lam dài 56 km; tuyến quốc lộ 1A - Đông Hồi; hoàn thành xây dựng cầu Bến Thuỷ 2; thông xe tuyến đường Thái Hoà - Hoàng Mai; cơ bản hoàn thành tuyến đường Quốc lộ 46 tránh thành phố Vinh từ Quán Bánh cắt QL 1A tránh TP Vinh đến Nam Đàn đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng;

Đầu tư xây dựng 41,4 km đê biển đạt tiêu chuẩn với tổng vốn đầu tư là 250 tỷ đồng, với 100% vốn ngân sách và 15 km đê cửa sông đạt tiêu chuẩn.

Đầu tư phát triển hệ thống đô thị: thành phố Vinh được công nhân là đô thị loại I, cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp thành trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung bộ. Đã thực hiện mở rộng theo hướng Bắc và Đông Bắc nối liền thị xã Cửa Lò nhằm tạo chuỗi đô thị du lịch và dịch vụ thương mại; mở rộng về hướng Tây theo đường tránh Vinh. Thị xã Cửa Lò được công nhân đô thị loại III. Chuẩn bị thành lập thị xã Hoàng Mai, đóng vai trò là đô thị kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du

lịch của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ.

Hệ thống cảng và dịch vụ hàng hải cũng được đầu tư cơ bản. Hiện nay đã có 7 cảng biển, trong đó cảng Cửa Lò được xếp vào nhóm cảng lớn, do trung ương quản lý. 6 cảng còn lại do địa phương quản lý. Năng lực vận tải biển của tỉnh Nghệ An hiện có 17 tàu các loại với trọng tải từ 392-4.034 tấn/tàu, tổng trọng tải 18.687 tấn (trọng tải bình quân gần 1.100 tấn/tàu). Phạm vi hoạt động vận tải biển chủ yếu ven bờ đi các tỉnh phía Bắc, phía Nam, chuyên chở xăng dầu, xi măng, than. Các hoạt động dịch vụ hàng hải tại Nghệ An phát triển khá, đa dạng về chủng loại và có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Tỷ trọng cung cấp các dịch vụ hàng hải so với nhu cầu phục vụ tương đối cao so với các địa phương khác trong cả nước.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 70)