Các khâu đột phá theo ngành và lĩnh vực

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)

(1) Tập trung đầu tư để hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực trong những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh: kinh doanh dịch vụ cảng, vận tải biển; thương mại; giáo dục; y tế; du lịch biển và nghỉ dưỡng; thủy sản; công nghiệp chế biến nông lâm sản; khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; công nghiệp đồ uống; nhiệt điện; công nghiệp công nghệ cao; sợi, dệt may; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tự động hóa, vật liệu mới, phần mềm, thiết bị tin học, v.v....

(2) Xây dựng Vinh - Cửa Lò gắn với KKT Đông Nam Nghệ An vùng Hoàng Mai - Đông Hồi thành vùng động lực phát triển. Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và tạo cơ chế thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các KCN theo quy hoạch.

(3) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại, bao gồm hệ thống Cảng; nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại cả đường bộ, đường sắt, đường không (đường cao tốc Vinh – Thanh Hóa, đường ven biển, nâng cấp sân bay Vinh,...); xây dựng hạ tầng đảo Ngư, đảo Mắt; hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc; hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện, cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường.

(4) Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa; phát triển các đô thị trung tâm, bao gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai và Phủ Diễn; các đô thị ngoại vi nằm trong KKT Đông Nam và các thị trấn huyện lỵ, các thị tứ.

(5) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ; hình thành khu công nghiệp công nghệ cao.

(6) Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w