Những hiệu quả đạt được

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 88)

3.3.2.1. Đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế của vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An

Trong giai đoạn 2006-2012, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước cùng với sự chỉ đạo đúng đắn, phù hợp của tỉnh trong việc tập trung đầu tư phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Nghệ An, tăng cường thu hút đầu tư ngoại tỉnh và nguồn vốn ngoài nước, kinh tế vùng ven biển đã đạt được những thành tựu quan trọng, tăng trưởng bình quân cao hơn giai đoạn trước và giá trị gia tăng đạt khá.

Bảng 3.8: Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

ĐVT: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị tăng thêm (giá

hiện hành) 9.713 11.942 15.028 18.638 22.012 26.413 31.768

Mức tăng giá trị tăng

thêm 2.229 3.086 2.610 3.374 4.401 5.355

Tổng mức đầu tư 5.924 6.832 8.564 10.239 12.674 14.426 15.058

Hiv(GO) 0,33 0,36 0,25 0,27 0,31 0,36

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Bảng 3.9: Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Giá trị tăng them

(giá hiện hành) 9.713 11.942 15.028 18.638 22.012

26.41

3 31.768

Mức tăng giá trị tăng thêm 2.22 9 3.08 6 2.61 0 3.37 4 4.40 1 5.35 5 Tài sản cố định huy động 2.530 2.978 3.414 4.452 4.957 5517 6087 HF(GO) 0,75 0,90 0,59 0,68 0,80 0,88

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Dựa vào bảng 3.8 và 3.9 ta thấy: trong giai đoạn 2007-2012, giá trị tăng thêm trên địa bàn vùng biển và ven biển tăng liên tục nhưng hệ số Hiv(GO) và HF(GO) lại có xu hướng ổn định, tức là hiệu quả của hoạt động đầu tư không tăng. Nếu như năm 2007, 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu tạo ra được 0,33 đơn vị mức tăng của giá trị sản xuất và 0,75 đơn vị mức tăng giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu thì năm 2008 nó tạo ra được 0,36 đơn vị mức tăng của giá trị sản xuất và 0,9 đơn vị mức tăng giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu, đến năm 2010 tạo ra được 0,27 đơn vị mức tăng của giá trị sản xuất và 0,68 đơn vị mức tăng giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu, năm 2012 tạo ra 0,36 đơn vị mức tăng giá trị sản xuất và 0,88 đơn vị mức tăng giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu.

Bên cạnh đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của vùng kinh tế cần đánh giá hệ số ICOR của vùng. Những thay đổi của chỉ số ICOR cho thấy suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị giá trị tăng thêm tính cho vùng.

Bảng 3.10: Hệ số ICOR vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 200 6 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị tăng thêm (giá hiện hành) 9.71 3 11.94 2 15.02 8 18.63 8 22.01 2 26.41 3 31.76 8

Mức tăng giá trị tăng thêm 2.22 9 3.08 6 3.61 0 3.37 4 4.40 1 5.355 Tổng mức đầu tư 5.92 4 6.832 8.564 10.23 9 12.67 4 14.42 6 15.05 8 Hệ số ICOR 3,07 2,78 2,84 3,76 3,28 2,81

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An

Trên thực tế, giá trị vốn đầu tư ngày càng tăng qua các năm cùng với sự gia tăng liên tục của giá trị tăng thêm. Hệ số ICOR của vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An những năm qua thấp và có xu hướng giảm từ 3,07 (năm 2007) xuống còn 2,84 (năm 2009), nhưng đến năm 2010 thì hệ số ICOR tăng lên và đạt 3,76 (xem bảng 8), năm 2011 đạt 3,28 và năm 2012 đạt 2,81. Điều này có nghĩa là, vào năm 2007 để tạo ra 1 đồng GDP thì cần phải có 3,07 đồng vốn thì năm 2010 phải tốn 3.76 đồng vốn. Từ năm 2007-2009 hệ số ICOR có xu hướng giảm, cho thấy hiệu quả của đầu tư tăng, và để tạo ra 1 đồng GDP thì cần ít đồng vốn đầu tư hơn. Nhưng đến giai đoạn năm 2010-2011, hệ số ICOR có xu hướng tăng, tức là để tạo ra 1 đồng GDP trong thời kỳ này thì cần nhiều đồng vốn đầu tư hơn thời kỳ trước. Tuy nhiên, nếu xét chỉ số ICOR giai đoạn này thì hiệu quả của hoạt động đầu tư có xu hướng giảm, ngày càng cần nhiều đồng vốn đầu tư hơn để làm tăng thêm 1 đồng GDP. Nhưng trên thực tế, sở dĩ hiệu quả đầu tư có xu hướng giảm trong giai đoạn này là do tỉnh đã tập trung một lượng vốn lớn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu là cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi... Các công trình cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư rất lớn nhưng thời gian hoàn thành kéo dài, vì vậy chưa phát huy tác dụng ngay đối với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong thời gian tới, khi cơ sở hạ tầng đã

được đầu tư đồng bộ và bắt đầu phát huy tác dụng, hệ số ICOR có khả năng sẽ giảm xuống, hoạt động đầu tư sẽ đạt hiệu quả hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. 3.3.2.3. Đóng góp về mặt xã hội của hoạt động đầu tư phát triển

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng biển và ven biển tỉnh đã được những kết quả đáng kể như sau:

Trước hết, đầu tư đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư và xoá đói giảm nghèo

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh và thực hiện tốt các chính sách xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo được cả xã hội quan tâm và thực hiện đạt hiệu quả, do vậy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm và đạt mức thấp hơn nhiều so với bình quân của Tỉnh. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của Vùng là 10,98%, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo chỉ 6,49%; năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,23%. Công tác giải quyết việc làm đạt khá, trong 7 năm, đã tạo thêm việc làm mới cho khoảng 60.400 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 39%; năng suất lao động tăng từ 16,65% năm 2006 lên đến 44,82% năm 2012. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao trình độ dân trí, thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ hai, đầu tư góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, văn hóa, y tế.

Giáo dục đào tạo của các địa phương ven biển phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Tất cả các địa phương đều đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh, công tác kiên cố hóa trường lớp học được đẩy mạnh. Chất lượng dạy và học được nâng lên một bước. Hiện nay toàn vùng có 281 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 121 trường (đạt tỷ lệ 57,7%/ toàn tỉnh là 47,1%, tăng 28,5% so với năm 2008); tỷ lệ trường học được kiên cố hóa đạt 68,7%, tỷ lệ trường học kiên cố và bán kiên cố đạt 94,3%; 100% xã phường có trung tâm học tập cộng đồng. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu

học tập, đào tạo của xã hội. Cơ sở 2 trường Đại học Vinh đã đưa vào hoạt động. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 51% và đạt 55,3% vào năm 2012.

Hoạt động y tế có những chuyển biến tốt. Công tác phòng chống dịch bệnh triển khai khá tốt, không có dịch bệnh lớn xẩy ra. Cơ sở vật chất phục vụ việc khám, chữa bệnh được quan tâm đầu tư, đến nay toàn Vùng có 24 bệnh viện trong đó 8 bệnh viện ngoài công lập, 04 phòng khám đa khoa khu vực và 144 trạm xá phường, xã. Đội ngũ y bác sĩ cùng trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, bổ sung nên đã góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đạt 100% xã phường có cán bộ y tế hoạt động; số bác sĩ/vạn dân là 8,5 bác sỹ (cả tỉnh 6), số giường bệnh/vạn dân đạt 30 giường (toàn tỉnh: 18,34) trong đó giường bệnh nội trú là 24,5; số trạm xá có bác sĩ là 90,02% (toàn tỉnh: 87,7%), số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 132 xã/144 xã phường, chiếm tỷ lệ 91,67% (toàn tỉnh: 80,8%). Các bệnh thông thường cơ bản được giải quyết tại tuyến xã nên đã góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Các hoạt động văn hoá, thể thao phát triển sâu rộng, khá vững chắc về quy mô và chất lượng gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nhiều mô hình mới được phát huy. Toàn vùng có 81% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (toàn tỉnh là 74%), có 57,7% làng bản khối xóm đạt chuẩn văn hoá (toàn tỉnh 50%), 98% xã phường thị trấn có thiết chế văn hoá thông tin thể thao, trong đó có 41% số xã đạt tiêu chí của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được trong những năm qua, với tiềm năng và định hướng phát triển tiếp theo, ngoài sự nỗ lực của địa phương khai thác phát huy tối đa nội lực, vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An cần tăng cường thu hút đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng kinh tế Vùng ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 88)