Tình hình đầu tư phát triển phân theo địa bàn trong vùng

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

Vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An có 03 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với 144 xã phường thị trấn trong đó có 08 xã bãi ngang. Những năm qua, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách đầu tư nhằm tận dụng lợi thế của các vùng trong tỉnh. Có thể chia địa bàn vùng biển và ven biển thành 2 vùng: các huyện vùng đồng bằng gồm 03 huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và Diễn Châu, thành phố và thị xã gồm thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.

Đầu tư trên địa bàn các huyện, thành, thị giai đoạn 2006-2012 như sau:

Bảng 3.4: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phân theo địa bàn trong vùng

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư 5.924 6.832 8.564 10.239 12.674 14.426 15.058 Đồng bằng ven biển 1.390 1.612 2.002 3.320 4.233 4.918 5.209 Thành phố và thị xã 4.534 5.220 6.562 6.919 8.441 9.508 9.849 Cơ cấu (%) Đồng bằng ven biển 23,46 23,59 23,38 32,43 33,40 34,09 34,59

Thành phố và thị xã 76,54 76,41 76,62 67,57 66,60 65,91 65,41 Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Nghệ An

Qua bảng cho thấy, tỉnh Nghệ An đã tập trung ưu tiên, khuyến khích đầu tư cho khu vực thành phố và thị xã để từ đó kích cầu đầu tư, sớm phát huy hiệu quả tạo động lực phát triển kinh tế cho cả tỉnh. Tỷ lệ vốn đầu tư cho vùng thành phố và thị xã chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư của cả vùng biển và ven biển.

Lợi thế và lĩnh vực đầu tư cho các huyện, thành, thị cụ thể như sau:

Vùng đồng bằng ven biển (Gồm các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu)

Đây là vùng có điều kiện để phát triển các loại cây lương thực, nhất là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản; có nguồn đá vôi, đất sét phong phú để sản xuất vật liệu xây dựng; nơi có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao hơn các vùng khác, do vậy có điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao.

Thâm canh cao diện tích trồng cây lương thực, đặc biệt là diện tích lúa nước của hai vùng trọng điểm lương thực (Diễn Châu, Quỳnh Lưu). Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng. Chuyển đổi một số diện tích lúa sang trồng lạc để tăng diện tích và sản lượng lạc cho chế biến và xuất khẩu. Phát triển trồng dứa ở vùng đồi huyện Quỳnh Lưu để cung cấp cho nhà máy chế biến ở Quỳnh Lưu.

Phát triển mô hình kinh tế trang trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn nạc, gà), bò thịt theo hình thức công nghiệp. Đầu tư mở rộng diện tích và thâm canh nuôi tôm xuất khẩu ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc; đầu tư đồng bộ phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ.

Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng (Quỳnh Lưu), gạch, ngói lợp (bao gồm các sản phẩm truyền thống và vật liệu mới); đá ốp lát nhân tạo; đồ gốm, sứ; sản xuất hoá chất (sô đa...); các loại sản phẩm cơ

khí; hoá dầu; tàu thuỷ; chế biến nông - lâm - thuỷ sản (chế biến dứa; hàng thuỷ sản đông lạnh và các sản phẩm truyền thống của thuỷ sản; thịt gia súc, gia cầm; giấy, bột giấy, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ...).

Đẩy mạnh phát triển du lịch (du lịch biển, các di tích lịch sử, di tích văn hoá...) và dịch vụ khác (vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng...) của vùng gắn với hệ thống du lịch, dịch vụ toàn tỉnh và cả nước.

Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư để lấp đầy khu công nghiệp Nam Cấm. Xây dựng Khu công nghiệp Hoàng Mai trên cơ sở đã có nhà máy xi măng Hoàng Mai để tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất công nghiệp theo định hướng của vùng.

Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò

Tổng vốn đầu tư thực hiện đầu tư cho Thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò chiếm khoảng 70% so với toàn vùng, vì vậy cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh 2 đơn vị hành chính này được đầu tư khá hoàn thiện và đồng bộ. Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất và các hạ tầng xã hội phục vụ phát triển kinh tế của vùng như: sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu, hệ thống đê biển; hệ thống các trường đại học; các cơ sở khám chữa bệnh, các công trình cấp thoát nước. Thực hiện đầu tư các khu đô thị mới, kết hợp xây dựng các trung tâm thương mại, văn phòng, khu vui chơi với khu nhà ở, khu chung cư cao cấp. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ du lịch, thương mại, hệ thống tài chính ngân hàng…

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w