Nội dung đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển của địa phương

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 42)

phương

Vùng của địa phương có thể là một đơn vị hành chính, nó có thể là một vùng nhỏ hay là toàn bộ cả một Tỉnh. Phát triển kinh tế của một vùng đó là sự phát triển kinh tế tổng thể, sự phát triển về mọi mặt cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất.

Mỗi một vùng có một ưu thế riêng để phát triển kinh tế, có thể do vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên hay nguồn nhân lực con người mang lại. Vì vậy, để phát triển kinh tế của mỗi vùng, chúng ta phải dựa vào những đặc điểm điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực... để có thể khai thác được những lợi thế, bên cạnh đó cần có biện pháp khắc phục những hạn chế.

Theo ngành thì đầu tư phát triển kinh tế vùng chia thành đầu tư phát triển công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ

2.1.4.1. Đầu tư phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Để hiểu được tầm quan trọng của ngành đối với sự phát triển của nền kinh tế trước hết ta phải hiểu Nông – Lâm - Ngư nghiệp là làm những gì và sản phẩm của chúng là cái gì.

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,… và một số các sản phẩm khác bằng việc trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, hiện tại nó đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các thành phần của nền kinh tế của nước ta. Ngành nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch. Ngành nông nghiệp cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội như: gạo, thịt, rau… là những sản phẩm không thể thiếu trông đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Đầu tư tạo cho nông nghiệp một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và có quy hoạch, tập trung. Nông nghiệp chỉ có thể tiến hành sản xuất có kết quả tốt khi được cung cấp các yếu tố đầu vào đầy đủ như: điện, nước, phân bón, hệ thống nhà kho...Muốn có được những yếu tố quan trọng này thì cần phải xây dựng và củng cố các hệ thống trạm bơm, các kênh mương, các mạng lưới điện, phát triển và nâng cấp hệ thống đường giao thông. Khi những hệ thống này hoạt động tốt sẽ rất thuận lợi cho sản xuất.

Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vẹ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,… của rừng. Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nói đến lâm nghiệp ta phải nói ngay đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong Vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trướng sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống của dân tộc. Ngành lâm nghiệp cung cấp các sản phẩm như: gỗ, lâm sản

ngoài gỗ, động thực vật, cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng và cung cấp lương thực, nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm… phục vụ nhu cầu đời sống xã hội. Và điều quan trọng mang lại cho người dân nơi miền núi đó là nó mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào dân tộc miến núi, là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Ngư nghiệp là ngành sản xuất khá phát triển ở Việt Nam, nhưng trọng tâm chỉ phát triển được ở một số vùng có hệ thống sông nước kênh rạch, ở các vùng biển là chủ yếu. Nuối trồng thủy sản có những đặc trưng riêng. Sản phẩm của ngành thường là thực phẩm như: các loại cá, tôm, cua, hải sản… những loài vật sống dưới nước, ngoài ra những loài vật này dung làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: thức ăn đóng hộp, chế biến nước mắm,… là nguồn doanh thu đáng kể cho người dân sống chài lưới.

2.1.4.2. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp

Nội dung đầu tư phát triển công nghiệp gồm: Các khoản chi trực tiếp cho sản xuất công nghiệp như: chi đầu tư xây dựng cơ bản trong công nghiệp, chi cho các chương trình, dự án thuộc về công nghiệp, chi hỗ trợ vốn lao động cho công nhân, ưu đãi thuế với các ngành công nghiệp, khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp và các khoản chi gián tiếp khác cho sản xuất công nghiệp.

Đầu tư phát triển công nghiệp theo nghĩa rộng có hai nội dung lớn:

- Đầu tư trực tiếp để tái sản xuất mở rộng ngành công nghiệp: đầu tư cho các chương trình, dự án sản xuất công nghiệp, hỗ trợ vốn lao động cho công nhân, đầu tư sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất...

- Đầu tư gián tiếp phát triển công nghiệp: Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, đào tạo lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.

Các ngành công nghiệp được đầu tư phát triển là những ngành công nghiệp mũi nhọn, then chốt giúp cho công nghiệp phát huy vai trò chủ đạo, vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành công nghiệp ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ và ngược lại.

2.4.1.3. Đầu tư phát triển ngành thương mại, du lịch và dịch vụ

Trong nền kinh tế hiện đại, dịch vụ là động lực của các hoạt động kinh tế và là lĩnh vực đóng góp vào chất lượng đời sống cho tất cả người dân. Tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ thường gắn với sự phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Phát triển dịch vụ là yếu tố quan trọng để giúp các địa phương thu hút nguồn vốn đầu tư mới, không chỉ vào các ngành công nghiệp mà cả vào lĩnh vực dịch vụ, cung cấp vốn và công nghệ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Du lịch và dịch vụ là lĩnh vực tạo nhiều việc làm và đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương.

Khu vực dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn đang trong giai đoạn kém phát triển. Mỗi địa phương nói riêng cần nhanh chóng cải thiện tính cạnh tranh của mình khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn ở cả trong và ngoài nước. Một khu vực dịch vụ hiệu quả cũng sẽ giúp các địa phương thu hút thêm nguồn vốn đầu tư vào địa bàn.

Du lịch là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn. Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, kéo theo phát triển nhiều ngành kinh tế như xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng...

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trên địa bàn vùng biển và ven biển của một địa phương

2.2.1.1. Quy mô vốn đầu tư thực hiện

Quy mô vốn đầu tư thực hiện phát triển kinh tế vùng của địa phương được hiểu đó là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư. Nó bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và

được ghi trong dự án đầu tư được duyệt (Nội dung các khoản chi phí này đã được nêu ở phần nội dung vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của vùng).

Một số phương pháp tính được khối lượng vốn đầu tư thực hiện đối với mỗi công cuộc đầu tư như sau:

- Đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài thì nguồn vốn đầu tư thực hiện được tính là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc cho từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành.

- Đối với những dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì vốn đầu tư thực hiện được tính là toàn bộ những khoản đã chi cho dự án cho quá trình thực hiện khi dự án kết thúc.

- Còn đối với những công cuộc đầu tư do ngân sách nhà nước tài trợ, số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư đạt được các tiêu chuẩn sau:

+ Đối với công tác xây dựng: Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng được tính theo đơn giá dự toán và phải căn cứ vào định mức của Nhà nước quy định + Đối với công tác lắp đặt thiết bị,máy móc: vốn được tính theo đơn giá dự toán và cũng phải căn cứ theo quy đinh của Nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với công tác mua sắm trang thiết bị: vốn đầu tư thực hiện được tính là giá mua thiết bị cộng với chi phí vận chuyển.

+ Đối với công tác quản lý dự án và các khoản chi khác thì được tính theo phương pháp thực tế chi phí phát sinh.

2.2.1.2. Tài sản cố định huy động

Tải sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra các sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) khi kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào sử dụng được ngay.

Việc huy động tài sản cố định vào trong quá trình sản xuất, xây dựng được chia ra làm hai loại: huy động toàn bộ và huy động bộ phận.

+ Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, tưng bộ phận, từng hạng mục công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định.

+ Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không thiết kế cho phát huy tác dụng độc lập.

Trong thực tế các dự án, đặc biệt là các dự án lớn có nhiều đối tượng, hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì sẽ để chúng được phát huy, còn bộ phận cẩn phải cùng kết hợp để phát huy tác dụng thì sẽ để chúng được kết hợp với nhau. Nói chung là tùy thuộc vào các dự án và mục đích sử dụng khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau. Và các tài sản cố định huy động là kết quả đạt được trưc tiếp của quá trình thi công xây dựng công trình chúng có thể được thể hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật được thể hiện như: nhà cửa, trường học, nhà máy… Chỉ tiêu biểu hiện bằng giá trị là giá trị các tài sản cố định được huy động. Chúng được tính theo giá trị dự toán hoặc giá trị thực tế tùy thuộc vào mục đích sử dụng trong công trình nghiên cứu kinh tế hay quản lý hoạt động đầu tư. Sự kết hợp giữa hai chỉ tiêu giá trị và hiện vật của kết quả đầu tư sẽ cung cấp cho nhà đầu tư về kết quả đầu tư. Dựa trên các báo cáo này nhà đầu tư có thể đưa ra các phương án, giải pháp cho dự án của mình tiếp tục phát triển tốt hơn nữa. Đồng thời qua 2 chỉ tiêu này có thể đánh giá tính kịp thời của quá trình phát triển kinh tế của địa phương hày của toàn bộ nền kinh tế.

Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án mà đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì lúc đó được gọi là năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy của các tài sản cố định được huy động như: số giường nằm, số mét vuông nhà ở, trường học… tăng thêm hay số tấn than khai thác hàng năm của các nhà máy dệt. Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt

động đầu tư phát triển đã mang lại cho doanh nghiệp mức gia tang của sản lượng, doanh thu và cũng chính sự gia tăng của từng doanh nghiệp sẽ mang lại cho ngành, cho địa phương mức tăng về: giá trị sản xuất, tăng về tổng sản phẩm quốc nội…

Việc nghiên cứu các kết quả về mặt lượng đạt được của dự án thì chỉ mới phán ánh được một mặt của quá trình phát triển kinh tế. Muốn biết được sự phát triển tổng thể nền kinh tế của một địa phương ngoài nghiên cứu về mặt số lượng đạt được ta còn phải nghiên cứu thêm về mặt chất lượng của nó. Mặt chất lượng của nó như: mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tỷ lệ nghèo đói giảm dần, số việc làm tăng thêm, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước hay trình độ học vấn của nhân dân

2.2.1.3. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.

Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động như số hộ, số mét vuông nhà ở, trường học, số giường nằm ở bệnh viện, số KWh…, mức tiêu dùng nguyên, vật liệu trong một đơn vị thời gian.

Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt động đầu tư phát triển đã đem lại cho các doanh nghiệp mức gia tăng của sản lượng, doanh thu, mang lại cho các ngành, địa phương sự gia tăng của giá trị sản xuất, mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội, lao động có việc làm tăng thêm và chất lượng lao động được cải thiện, tăng thu ngân sách nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực…

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh

1.2.2.1. Hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư của địa phương như sau:

trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIv(VA)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành trong địa bàn tỉnh.

HIv(VA) = ∆VA IvPHTD Trong đó:

∆VA: Mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu tính cho từng ngành. IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng ngành. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành.

- Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(VA)). Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 42)