Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CễNG THƯƠNG CỬA Lề, NGHỆ AN

3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp tại NHCT Cửa Lò, Nghệ An

3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Yếu tố con người được coi là quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là trong công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này, muốn nâng cao chất lượng thẩm định cần thiết phải củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Từ những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh đã được phân tích ở những phần trên, cũng như những phương hướng, mục tiêu trong giai đoạn tới, chúng ta thấy rằng nhân sự tại chi nhánh đang là vấn đề cần phải quan tâm. Ban lãnh đạo chi nhánh cần phải có cái nhìn cương quyết hơn trong vấn đề nhân sự hiện nay, đánh giá một cách toàn diện, đánh giá đúng năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo của từng cán bộ công nhân viên để có những biện pháp khắc phục, xử lý để mang lại hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

Tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp nói riêng để nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định.

Công tác thẩm định cho vay phụ thuộc nhiều vào chất lượng CBTD, bắt đầu từ công đoạn đầu tiên khi cán bộ tín dụng tiếp xúc một khách hàng doanh nghiệp đến các khâu thẩm định khách hàng, thẩm định, phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án đầu tư, quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu nợ, .. là cả một quá trình đầy khó khăn và phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay ngoài những yếu tố khách quan còn có yếu tố chủ quan, mà đặc biệt quan trọng là năng lực và phẩm chất của đội ngũ CBTD. Hiện nay, tại chi nhánh vẫn còn một số CBTD do trình độ, khả năng hạn chế mà dẫn đến kết quả thẩm định không chính xác, hoặc cố ý vì mục đích tư lợi riêng đã dẫn đến rủi ro trong các quyết định cho vay. Vì vậy đòi hỏi CBTĐ phải có tư tưởng, lập trường vững vàng, kiên định với mục tiêu của chi nhánh, có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của mình trong từng lĩnh vực, công việc cụ thể, có ý thức kỷ luật tốt. Để có được đội ngũ cán bộ vừa có “tâm”, vừa có “tầm” đồi hỏi chi nhánh phải coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động cho vay tại chi nhánh bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng phòng tín dụng (kinh doanh): Phải nắm vững mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế

nói chung và chế độ chính sách nói riêng; Phải là người có năng lực, phẩm chất, có trình độ lý luận về nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, am hiểu thị trường, thành phần kinh tế, am hiểu pháp luật, khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo tốt; Linh hoạt, nhạy bén trong công việc; Khả năng phân công, tổ chức điều hành công việc tốt; Có kiến thức khoa học tâm lý, biết sử dụng các phương tiện tin học và ngoại ngữ thông dụng cần thiết.

Chuyên viên hỗ trợ tín dụng: Đòi hỏi phải là người có trình độ lý luận về nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, nhanh nhẹn, linh hoạt, khả năng xử lý công việc tốt, ..

Chuyên viên tín dụng: Đây là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động cho vay. Do đó, ngoài việc được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng thì họ cần phải am hiểu sâu rộng về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, có khả năng phân tích tốt các báo cáo chính, có khả năng dự báo xu hướng phát triển, hoặc khả năng phát hiện những rủi ro tiềm ẩn từ khoản tiền xin vay trung, dài hạn. Chuyên viên tín dụng phải có những hiểu biết nhất định về thị trường, pháp luật, phải có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt để có thể xử lý công việc có liên quan đến những công ty, ngân hàng nước ngoài, …

Chuyên viên xây dựng chiến lược tín dụng: Phải là người có trình độ lý luận về nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, có phương pháp nghiên cứu khoa học, giàu kinh nghiệm thực tế, am hiểu thị trường, thành phần kinh tế, am hiểu pháp luật, khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo tốt, từ đó có thể xây dựng những chiến lược tín dụng phù hợp thực tế, tính khả thi cao. Ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chuyên viên xây dựng chiến lược tín dụng phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học tốt vì đây là cơ sở để họ tiếp cận với những thay đổi, những kiến thức mới, từ đó có thể lường trước những biến động trong tương lai, phải am hiểu về kiến thức marketing ngân hàng” để khai thác triệt để khách hàng hiện có đồng thời có chiến lược tìm kiếm, khai thác khách hàng tiềm năng.

Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với các doanh nghiệp là một công việc phức tạp với nhiều công việc rất cụ thể liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

khác nhau. Do đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải nắm chi tiết, chính xác các thông tin, không thể xem xét vội vàng, qua loa, lấy lệ. Muốn vậy, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ CBTD chuẩn về mọi mặt (chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, năng động, nhạy bén, linh hoạt trong xử lý công việc), ...

Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định như: Thường xuyên xây dựng phong trào tự đào tạo, cập nhật các thông tin, tìm hiểu kiến thức chuyên môn thông qua sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác; Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn ; Mời các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm trong nước cũng như trên thế giới về giảng dạy; Gửi cán bộ đi du học ở nước ngoài để tiếp thu những kiến thức mới, phương pháp mới trong thẩm định, phân tích dự án đầu tư của các nước có công nghệ ngân hàng tiên tiến, ... Tóm lại, có rất nhiều cách định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, điều quan trọng là áp dụng phương pháp đào tạo nào là hợp lý nhất, mang lại hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào tình hình, đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng và ý thức học hỏi, tự giác của các cán bộ nhân viên. Nếu trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng không tự giác thì việc mở lớp đào tạo hay gửi đi học ở nước ngoài chỉ là hình thức, không những không mang lại hiệu quả mà còn gây lãng phí nguồn lực của ngân hàng.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Khi cán bộ tín dụng đã đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ như trên thì ta phải đặt nhân viên vào môi trường làm việc thật chuyên nghiệp, tạo áp lực cao về trách nhiệm trong công việc để thử khả năng chịu đựng, thích ứng với môi trường, khả năng giải quyết công việc của nhân viên, từ đó sàng lọc, lựa chọn ra đội ngũ nhân viên đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu công việc.

Chính xác đãi ngộ hợp lý, chính sách lương, thưởng xứng đáng

Song song với việc tuyển dụng, đào tạo thì một điều đặc biệt quan trọng mà nhà quản trị ngân hàng phải quan tâm đó là chế độ lương, thưởng cho nhân viên.

Khi một nhân viên luôn hoàn thành xuất sắc công việc, luôn làm việc rất chuyên

nghhiệp, nghiêm túc và hiệu quả cao thì chắc chắn một điều rằng cái mà họ nhận lại được phải thật xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Điều này bất kỳ một nhà quản trị nào cũng phải chú ý và phải đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, thực tế luôn cho thấy để tìm kiếm được những nhân viên giỏi một cách toàn diện là rất khó nhưng để giữ chân họ còn khó hơn, điều này luôn đòi hỏi nhà quản trị phải thật sự có “nghệ thuật”

trong quản lý.

3.2.1.3. Hiệu quả đạt được

Giải pháp về nhân sự là một giải pháp quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành công và thất bại của ngân hàng, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh hơn thua giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống và với các đối thủ khác cùng ngành.

 Giải pháp khi được thực hiện sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế về nhân sự mà hiện nay chi nhánh đang gặp phải như: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBTD chưa cao; Chưa linh hoạt trong giải quyết công việc; Chưa chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có hiệu quả, dự án có khả năng trả nợ chắc chắn để đầu tư; Chưa năng động , không tiếp thị được khách hàng mới, khách hàng tiềm năng để cho vay; Trong hoạt công việc một số cán bộ tín dụng còn ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo của lãnh đạo, cho rằng công tác tiếp thị không phải là nhiệm vụ của mình;

Lãnh đạo ôm đồn quá nhiều công việc, …

 Chất lượng cho vay sẽ được nâng cao do đội ngũ cán bộ được chuẩn hoá ngay từ đầu sẽ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện tại và tương lai (nhất là trong công tác thẩm định và cho vay khách hàng doanh nghiệp).

3.2.2. Hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)