CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CỬA Lề, NGHỆ AN
2.5. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp
Mặc dù tình hình nền kinh tế trong nước liên tục có sự biến động phức tạp nhưng chi nhánh vẫn đứng vững, hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra tương đối tốt, đạt được một số kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đặc biệt trong cho vay doanh nghiệp chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.
Thứ nhất, Cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện tại và tương lai (nhất là trong công tác thẩm định và cho vay khách hàng doanh nghiệp); chưa chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ chắc chắn để đầu tư; chưa năng động , không tiếp thị được khách hàng mới để cho vay; trong hoạt công việc một số cán bộ tín dụng còn ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo của lãnh đạo, cho rằng công tác tiếp thị không phải là nhiệm vụ của mình; lãnh đạo ôm đồn quá nhiều công việc.
Có nhiều dự án ngân hàng cho vay, khâu thẩm định mang tính hợp lý hoá thủ tục, CBTD đã lấy chính dự án mà doanh nghiệp trình ngân hàng vào trong tờ thẩm định của mình mà không xem xét các yếu tố với nhiều giác độ khác nhau, đôi khi do
khách hàng muốn tìm cách để vay được vốn của ngân hàng nhưng trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả như báo cáo đã trình ngân hàng nên đã làm rủi ro trong cho vay cao.
Nguyên nhân
Cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ, thiếu tính chủ động trong công việc; Sự yếu kém, áp dụng máy móc các quy trình nghiệp vụ của cấp trên, ít linh hoạt, sáng tạo, .. của một số cán bộ tín dụng nên trong quá trình thẩm định tín dụng không phát hiện được ra những kẽ hở mà một số doanh nghiệp đã cố tình, khéo léo ngụy trang.
Việc chấp hành quy chế cho vay của CBTĐ còn tuỳ tiện, thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay còn sơ sài.
Sự lãnh đạo, quản lý của ban lãnh đạo chưa thật sự đem lại hiệu quả cao, sự phân công công việc chưa khoa học, hợp lý.
Thứ hai, Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà vì có nhiều giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi. Nhất là những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội mà đáng ra nếu vay được sớm thì mọi việc theo tiến độ thì tốt đẹp hơn; Bên cạnh đó, việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay chưa nghiêm túc và khoa học nên dẫn đến việc giải quyết vay cho khách hàng còn chậm.
Nguyên nhân
Do mục đích kinh doanh trong toàn hệ thống NHCTVN là cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn, hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược phát triển nên ban hành cơ chế, chính sánh, quy trình nghiệp vụ tín dụng còn rắc rối, đôi khi rườm rà.
Thứ ba, Quy mô của các khoản cho vay còn nhỏ, đa phần là cho vay ngắn hạn, số lượng cho vay trung dài hạn tài trợ các dự án còn rất ít và chứa đựng nhiều rủi ro cao, công tác đầu tư đã tăng trưởng nhưng chưa cao, không ổn định và chưa xứng tầm với chi nhánh.
Địa bàn hoạt động của chi nhánh chưa rộng, khách hàng chưa đa dạng, hiện nay chi nhánh chủ yếu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành TM và DV hoạt động chủ yếu trên địa bàn thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận.
Không tận dụng được thời cơ để sàng lọc và lựa chọn khách hàng, cơ cấu lại khách hàng cũng như việc bám sát khách hàng để đôn đốc thu nợ, thu lãi còn hạn chế, dư nợ quá hạn vẫn còn.
Sự phối kết hợp giữa các phòng, ban nghiệp vụ đôi lúc còn chưa nhịp nhàng, chưa mang lại hiệu quả cao trong hoạt động. Chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc giải quyết cho vay và thu nợ quá hạn, nhiều món nợ vẫn tiếp tục chuyển sang nợ quá hạn, việc xử lý rủi ro nợ tồn đọng, nợ XLRR chưa cao.
Tăng trưởng cho vay không ổn định. Điều đó đã làm cho cơ hội cho vay từ chỗ dễ dàng đã chuyển sang trạng thái khó tăng trưởng trong cho vay.
Sự cạnh tranh với các ngân hàng kinh doanh trong ngành ngày càng diễn ra gay gắt.
Nguyên nhân
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác marketing còn hạn chế nên chưa thu hút được đông đảo khách hàng.
Các doanh nghiệp với quy mô vừa mới thành lập, hoạt động trong tình trạng khó khăn, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, thiếu sức cạnh tranh, hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, khả năng đáp ứng yêu cầu cho vay còn khá thấp (không đủ tài sản thế chấp theo quy định, dự án đầu tư không khả thi, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án thấp, ..)
Một số doanh nghiệp làm ăn không trung thực sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin không chính xác, lừa đảo, chiếm dụng vốn vay của ngân hàng)
Đặc điểm địa bàn thị xã Cửa Lò tập trung chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong ngành nghề kinh doanh Hải sản, du lịch, dịch vụ, quy mô hoạt động sản
suất kinh doanh nhỏ, nhu cầu vốn không lớn, chủ yếu là nhu cầu tài trợ ngắn hạn, bổ xung thiếu hụt vốn lưu động trong kỳ sản xuất kinh doanh.
Thị xã Cửa Lò là địa phương có diện tích hẹp với cơ cấu bao gồm 7 phường xã, quy mô nhỏ nhưng lại có nhiều chi nhánh NHTM, Phòng giao dịch cũng như các quỹ tín dụng nhân nhân đều đặt trụ sở kinh doanh.
Nền kinh tế biến động phức tạp, do ảnh hưởng của lạm phát đầu năm 2008 đã chuyển sang suy giảm kinh tế ở những tháng cuối năm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không hiệu quả, các doanh nghiệp co hẹp quy mô sản suất, ngừng đầu tư vào các dự án vì rủi ro cao, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trước nguy cơ phá sản.
Đôi khi chi nhánh không thể tránh khỏi những rủi ro chung trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh rủi ro chính là rủi ro cho vay thì chi nhánh cũng gặp phải những rủi ro lớn về thị trường (rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, ..) đây là những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh và gây ra những thiệt hại không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thông tin khách hàng thiếu minh bạch, công tác quản lý rủi ro còn hạn chế, thiếu sự phân tích, dự báo nên bị động trong điều hành và hoạt động kinh doanh.
C C H H Ư Ư Ơ Ơ N N G G 3 3
M M Ộ Ộ T T S S Ố Ố B B I I Ệ Ệ N N P P H H Á Á P P N N H H Ằ Ằ M M N N Â Â N N G G C C A A O O C C H H Ấ Ấ T T L L Ư Ư Ợ Ợ N N G G C C Ô Ô N N G G T T Á Á C C T T H H Ẩ Ẩ M M Đ Đ Ị Ị N N H H C C H H O O V V A A Y Y T T R R U U N N G G , , D D À À I I H H Ạ Ạ N N Đ Đ Ố Ố I I V V Ớ Ớ I I
D D O O A A N N H H N N G G H H I I Ệ Ệ P P T T Ạ Ạ I I N N G G Â Â N N
H H À À N N G G C C ễ ễ N N G G T T H H Ư Ư ƠN Ơ N G G C C ỬA Ử A L L ề ề , , N N G G H H Ệ Ệ A A N N