Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Cửa

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 56 - 138)

Nghệ An

2.3.2.1. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh các năm 2006 - 2008

a) Công tác huy động vốn

Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Cửa Lò trong

các năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu VND 2007/2006 2008/2007 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị %

1 Tiền gửi doanh nghiệp 8.669 24.700 127.000 16.031 185 102.300 414 2 Tiền gửi tiết kiệm 28.749 50.000 115.000 21.251 74 65.000 130 3 Phát hành công cụ nợ 3.082 2.500 6.000 -582 -19 3.500 140

4 Tổng vốn huy động 40.500 77.200 248.000 36.700 91 170.800 221

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò)

Nhận xét

Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy: Giá trị vốn huy động năm 2007 so với 2006 tăng 36.700 triệu VND (chiếm 91% tổng giá trị năm 2006); năm 2008 so với năm 2007 tăng 170.800 triệu VNĐ (chiếm 221% tổng giá trị năm 1007). Trong đó, phần lớn là nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, năm 2008 vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thấp hơn nguồn vốn huy động từ tiền gửi doang nghiệp là vì năm 2008 tình hình kinh kế trong nước cũng như trên thế giới biến động mạnh, thị trường tài chính biến động bất thường, lạm phát xảy ra làm cho giá cả gia tăng khiến người dân có xu hướng giữ lại tiền đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Lãi suất huy động vốn không ổn định gây ra tâm lý lo sợ cho người gửi, điều này đã làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm giảm, không có được sự tăng trưởng theo kỳ vọng trong năm qua

Tuy nhiên, từ bảng phân tích trên ta thấy rằng, nguồn vốn huy động chung liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn được

bảo đảm và làm ăn có hiệu quả. Làm được điều này là do chi nhánh đã không ngừng điểu chỉnh lãi suất huy động một cách hợp lý,linh hoạt, áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm, tăng cường đẩy mạng công tác tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc và phục vụ khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu của các đơn vị trong thời gian “nhạy cảm” cần chu chuyển vốn nhanh, chi nhánh đã huy động tiền gửi ở những kỳ hạn ngắn. Vì vậy mà vẫn đảm bảo giữ được lượng khách hàng tiền gửi.

b) Công tác đầu tư cho vay

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu dư nợ của Vietinbank Cửa Lò

trong các năm 2006 – 2008

ĐVT: Triệu VND

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 STT Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Giá trị % 1 Dư nợ ngắn hạn 40.439 64 118.200 63 204.000 71 77.761 192 85.800 73 2 Dư nợ trung hạn 17.542 28 49.300 26 59.000 20 31.758 181 9.700 20 3 Dư nợ dài hạn 5.000 8 21.500 11 25.000 9 16.500 330 3.500 16 4 Tổng dư nợ 62.981 100 189.000 100 288.000 100 126.019 200 99.000 52

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò)

Nhận xét

Từ bảng phân tích cơ cấu dư nợ theo thời gian ta thấy: Giá trị dư nợ năm 2007 tăng so với 2006 là 126.019 triệu VND (tăng 200 % so với năm 2006); giá trị dư nợ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 99.000 triệu VNĐ (tăng 52 % so với năm 2007). Trong đó, đa phần là dư nợ ngắn hạn, dư nợ dài hạn chỉ chiếm phần rất nhỏ. Nguyên nhân có sự chênh lệch trong cơ cấu dư nợ là do nhu cầu vay vốn ở địa bàn thị xã Cửa Lò và lân cận đa phần là nhu cầu vay vốn ngắn hạn phục vụ nhu cầu ngắn hạn, tài trợ vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.

c) Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank

Cửa Lò trong các năm 2006 – 2008

Bảng 2.3: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

trong các năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu VND 2007/2006 2008/2007 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị % 1 Tổng thu nhập 12.678 16.280 52.154 3.602 28 35.874 220 2 Tổng chi phí 11.588 15.168 50.691 3.580 31 35.523 234 3 CL thu - chi 1.090 1.112 1.463 22 2 351 32

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò)

Nhận xét

Từ bảng trên ta thấy: Lợi nhận thu được năm 2007 là 1.112 triệu VND, tăng 22 triệu (tăng 2%) so với năm 2006. Đến năm 2008, lợi nhuận tăng 351 triệu VND (tăng 32%) so với năm 2007.

Lợi nhuận tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh năm 2008 cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả. Điều này chúng tỏ rằng chi nhánh đã có những hướng đi, chiến lược kinh doanh đúng đắn, chủ động trong kinh doanh, khắc phục và hạn chế rất tốt những bất lợi, tác động xấu hiện nay của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.

2.3.2.2. Kế hoạch đặt ra trong năm 2009

 Tổng nguồn vốn huy động: 280 tỷ đồng

 Tổng dư nợ cho vay, đầu tư cuối năm đạt: 600 tỷ đồng. trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,5%, cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm 3% tổng dư nợ.

 Thu hồi nợ đã XLRR: 200 triệu đồng  Thu dịch vụ ngân hàng: 1 tỷ đồng.

 Chênh lệch thu nhập trừ chi phí đạt: 5.000 triệu đồng (chưa tính trích lập dự phòng rủi ro)

2.4. Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Cửa Lò, Nghệ An nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Cửa Lò, Nghệ An

2.4.1. Thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với Doanh nghiệp

Hoạt động tín dụng của NHCT Cửa Lò luôn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ lượng tín dụng chiếm 90% tổng thu nhập của ngân hàng. Nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng và phong phú, phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn, trung và dài hạn. Việc thu hút khách hàng (đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp) vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Bảng 2.4: Phân tích tình hình cho vay của NHCT Cửa Lò các năm 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ 63.583 100 189.000 100 288.000 100 125.417 200 99.000 52 1. Dư nợ theo thời gian

Dư nợ ngắn hạn 40.439 64 118.200 63 204.000 71 77.761 192 85.800 73

Dư nợ trung hạn 17.542 28 49.300 26 59.000 20 31.758 181 9.700 20

Dư nợ dài hạn 5.000 8 21.500 11 25.000 9 16.500 330 3.500 16

Dư nợ cho vay uỷ thác 602 1 0 0 -602 -100 0 0

2. Dư nợ phân theo TPKT

DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 DNNQD 34.971 55 103.950 55 157.000 55 68.979 197 53.050 51 Cá nhân, hộ GĐ 28.612 45 85.050 45 131.000 45 56.438 197 45.950 54

3. Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Cho vay tiêu dùng 9.537 15 26.460 14 37.000 13 16.923 177 10.540 40 Cho vay y tế 2.543 4 9.450 5 15.000 5 6.907 272 5.550 59 Cho vay XD CSHT 8.902 14 28.539 15 34.000 12 19.637 221 5.461 19 Cho vay công nghiệp 2.543 4 5.670 3 6.000 2 3.127 123 330 6

Cho vay thương nghiệp 31.156 49 89.926 48 149.000 52 58.771 189 59.074 66

Cho vay dịch vụ 8.902 14 28.955 15 47.000 16 20.053 225 18.045 62

4. Chất lượng dư nợ

Nợ trong hạn 63.480 99,8 189.000 100 285.544 99,2 125.520 198 96.544 51

Nợ quá hạn 103 0,16 0 0 2.456 0,85 -103 -100 2.456

5. Tình hình cho vay và thu nợ

Doanh số cho vay 75.000 193.000 389.000 118.000 157 196.000 102 Doanh số thu nợ 53.000 67.000 290.000 14.000 26 223.000 333 Thu lãi tiền vay 5.351 13.400 46.848 8.049 150 33.448 250

6. Thu hồi nợ, nợ XLRR, thu lãi treo, ..

Xử lý rủi ro 98 39 0

Thu nợ XLRR 545 332 180,7 Thu lãi treo 0 0 108

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò)

Cuối năm 2007 nền kinh tế có những diễn biến mạnh và tiếp tục diễn biến phức tạp sang năm 2008, lạm phát gia tăng, thị trường tài chính khủng hoảng, thị trường chứng khoán liên tục bị mất điểm, thị trường bất động sụt giảm, thị trường

tiền tệ vẫn diễn ra vô cùng căng thẳng, ... Trong 9 tháng đầu năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt của NHNNVN và sự chỉ đạo của NHCTVN, chi nhánh NHCT Cửa Lò đã thực hiện sàng lọc khách hàng, lực chọn những dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để thực hiện cho vay. Cuối năm 2008, chính sách tiền tệ nới lỏng nên chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, giữ vững thị phần.

Quan sát bảng phân tích tình hình cho vay của NHCT Cửa Lò trong các năm 2006 – 2008 ta thấy rằng tổng dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm. Giá trị dư nợ năm 2007 so với 2006 là 126.019 triệu VND (tăng 200 % so với năm 2006); tính đến 31/12/2008 giá trị dư nợ nền kinh tế là 288.000 triệu đồng đạt 102.85% kế hoạch NHCTVN giao (kế hoạch là 280 tỷ đồng), tăng so với năm 2007 là 99.000 triệu VNĐ với tỷ lệ tăng 52 % so với năm 2007 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đang diễn ra khá tốt. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới luôn có sự biến động mạnh, phức tạp, đã tác động xấu, đem đến không ít những bất lợi, khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Do đó để đạt được những kết quả như trên là nhờ sự nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, chi nhánh đã né tránh khá tốt những tác động xấu, giữ vững và luôn bảo đảm hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra.

2.4.1.1. Dư nợ theo thời gian

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian của Vietinbank Cửa Lò trong các

năm 2006 – 2008

ĐVT: Triệu VND

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 STT Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Giá trị % 1 Dư nợ ngắn hạn 40.439 64 118.200 63 204.000 71 77.761 192 85.800 73 2 Dư nợ trung hạn 17.542 28 49.300 26 59.000 20 31.758 181 9.700 20 3 Dư nợ dài hạn 5.000 8 21.500 11 25.000 9 16.500 330 3.500 16 4 Tổng dư nợ 62.981 100 189.000 100 288.000 100 126.019 200 99.000 52

Trong tổng dư nợ của các năm trong giai đoạn 2006 – 2008 thì đa phần là dư nợ ngắn hạn (chiếm hơn 70%), dư nợ trung hạn chiếm hơn 20%, và một phần nhỏ là dư nợ dài hạn. Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm, trong khi đó dư nợ trung và dài hạn lại giảm.

Giải thích cho sự chênh lệch trong cơ cấu dư nợ theo thời gian đó là do đặc điểm hoạt động sản suất kinh doanh tại địa bàn thị xã Cửa Lò là nhỏ và vừa, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các dịnh vụ ăn uống, vui chơi giả trí, phục vụ du lịch, do đó nhu cầu vay vốn chủ yếu là ngắn hạn để tài trợ nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, giai đoạn cuối năm 2007 léo dài cho đến những tháng đầu năm 2009 nền kinh tế Thế giới và trong nước liên tục có sự thay đổi đã làm cho thị trường tiền tệ giai đoạn này luôn có sự biến động mạnh, sự thay đổi lớn trong cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng kỳ hạn gửi ngắn dần, luồng tiền vào ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố lạm phát, suy giảm kinh tế, tỷ giá, tâm lý, .. đã mang lại rủi ro thị trường rất lớn cho ngân hàng, các doanh nghiệp co hẹp sản xuất Do đó, trong giai đoạn này đa phần là dư nợ ngắn hạn, dư nợ dài hạn chỉ chiếm phần rất nhỏ.

2.4.1.2. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ phân theo TPKT của Vietinbank Cửa Lò trong các

năm 2006 – 2008

ĐVT: Triệu VND

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 STT Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Giá trị % 1 DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 DNNQD 34.971 55 103.950 55 157.000 55 68.979 197 53.050 51 3 Cá nhân, hộ GĐ 28.612 45 85.050 45 131.000 45 56.438 197 45.950 54 4 Tổng dư nợ 62.981 100 189.000 100 288.000 100 126.019 200 99.000 52

Từ 2006 cho đến 31/12/2008, chi nhánh không có dư nợ cho vay DNNN. Giá trị cho vay các DNNQD liên tục tăng qua các năm, tính đến 31/12/2008 giá trị cho vay là 157.000 triệu đồng, chiếm 55% tổng dư nợ, tăng 1% so với kế hoạch đặt ra trong năm, tăng 68.979 triệu đồng với tỷ lệ tăng 51% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng của 2008/2007 lại thấp hơn so với 2007/2006 (tỷ lệ tăng của năm 2007/2006 là 197%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuối năm 2007, đầu 2008 nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới lâm vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp giảm đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế vay vốn ngân hàng. Do đó đã làm cho tốc độ cho vay doanh nghiệp giảm mạnh ở giai đoạn 2007 – 2008.

Giai đoạn 2006 -2008, có một số dự án chi nhánh đã tiến hành cho vay:

Năm 2006, tài trợ 500 triệu đồng cho công ty TNHH Minh Trang - là doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhà hàng và cung ứng các mặt hàng hải sản tươi sống cho các nhà hàng, khách sạn tại địa bàn khu vực thị xã Cửa Lò và TP. Vinh, ...

Năm 2007, chi nhánh đã cấp vốn 2 tỷ VNĐ cho Công ty dịch vụ du lịch Thiên An để đầu tư mua sắm 2 chiếc ô tô du lịch 50 chỗ ngồi chất lượng cao, …

Năm 2008, chi nhánh đã tài trợ 800 triệu đồng cho dự án đầu tư xây dựng nhà hàng Hương Biển; tài trợ 5 tỷ cho việc xây dựng Công ty TNHH Nội thất Tiến Phát tại khu công nghiệp Nam Cấm, …

Địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu tập chung ở thị xã Cửa Lò, đây là địa bàn trọng điểm của tỉnh Nghệ An, tuy nhiên các doanh nghiệp lớn chưa nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hoạt động không lớn, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch. Các PASXKD thường nhỏ nên các khoản vốn cấp thường nhỏ.

2.4.1.3. Tình hình cho vay và thu nợ

Bảng 2.7: Phân tích tình hình thu nợ và cho vay

ĐVT: Triệu VNĐ So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị %

1 Doanh số cho vay 75.000 193.000 389.000 118.000 157 196.000 102 2 Doanh số thu nợ 53.000 67.000 290.000 14.000 26 223.000 333 3 Thu lãi vay 5.351 13.400 46.848 8.049 150 33.448 250 4 Dư nợ cho vay 63.583 189.000 288.000 125.417 197 99.000 52

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò)

Doanh số cho vay tính đến 31/12/2008 đạt 389 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng thời điểm năm trước với số tuyệt đối là 196 tỷ. Công tác thu nợ được thực hiện song song, đạt 290 tỷ đồng, tăng 333% so với năm 2007.

Mục tiêu của ngân hàng là không ngừng mở rộng đầu tư tín dụng, bảo đảm an toàn vốn và có lợi nhuận. Tình hình cho vay và thu nợ qua các năm đều tăng qua các năm. Lãi vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 8.049 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 150%, giá trị lãi vay tiếp tục tăng trong năm 2008, giá trị lãi vay đạt được trong năm này là 46.848 triệu đồng, tăng 33.448 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 250% điều này cho thấy rằng, lãnh đạo chi nhánh cùng toàn thể cán bộ nhân viên

Một phần của tài liệu Thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương cửa lò, nghệ an (Trang 56 - 138)