CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CỬA Lề, NGHỆ AN
2.3. Đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh tại Công thương Cửa Lò, Nghệ An
2.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Cửa Lò, Nghệ An
2.3.2.1. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh các năm 2006 - 2008 a) Công tác huy động vốn
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Cửa Lò trong các năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu VND 2007/2006 2008/2007 STT Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm
2008 Giá trị % Giá trị % 1 Tiền gửi doanh nghiệp 8.669 24.700 127.000 16.031 185 102.300 414 2 Tiền gửi tiết kiệm 28.749 50.000 115.000 21.251 74 65.000 130 3 Phát hành công cụ nợ 3.082 2.500 6.000 -582 -19 3.500 140 4 Tổng vốn huy động 40.500 77.200 248.000 36.700 91 170.800 221 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò) Nhận xét
Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy: Giá trị vốn huy động năm 2007 so với 2006 tăng 36.700 triệu VND (chiếm 91% tổng giá trị năm 2006); năm 2008 so với năm 2007 tăng 170.800 triệu VNĐ (chiếm 221% tổng giá trị năm 1007).
Trong đó, phần lớn là nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, năm 2008 vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thấp hơn nguồn vốn huy động từ tiền gửi doang nghiệp là vì năm 2008 tình hình kinh kế trong nước cũng như trên thế giới biến động mạnh, thị trường tài chính biến động bất thường, lạm phát xảy ra làm cho giá cả gia tăng khiến người dân có xu hướng giữ lại tiền đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Lãi suất huy động vốn không ổn định gây ra tâm lý lo sợ cho người gửi, điều này đã làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm giảm, không có được sự tăng trưởng theo kỳ vọng trong năm qua
Tuy nhiên, từ bảng phân tích trên ta thấy rằng, nguồn vốn huy động chung liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn được
bảo đảm và làm ăn có hiệu quả. Làm được điều này là do chi nhánh đã không ngừng điểu chỉnh lãi suất huy động một cách hợp lý,linh hoạt, áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm, tăng cường đẩy mạng công tác tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc và phục vụ khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu của các đơn vị trong thời gian “nhạy cảm” cần chu chuyển vốn nhanh, chi nhánh đã huy động tiền gửi ở những kỳ hạn ngắn. Vì vậy mà vẫn đảm bảo giữ được lượng khách hàng tiền gửi.
b) Công tác đầu tư cho vay
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu dư nợ của Vietinbank Cửa Lò trong các năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu VND
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 STT Chỉ tiêu Giá
trị
Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị % Giá trị % 1 Dư nợ ngắn hạn 40.439 64 118.200 63 204.000 71 77.761 192 85.800 73 2 Dư nợ trung hạn 17.542 28 49.300 26 59.000 20 31.758 181 9.700 20 3 Dư nợ dài hạn 5.000 8 21.500 11 25.000 9 16.500 330 3.500 16 4 Tổng dư nợ 62.981 100 189.000 100 288.000 100 126.019 200 99.000 52
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò) Nhận xét
Từ bảng phân tích cơ cấu dư nợ theo thời gian ta thấy: Giá trị dư nợ năm 2007 tăng so với 2006 là 126.019 triệu VND (tăng 200 % so với năm 2006); giá trị dư nợ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 99.000 triệu VNĐ (tăng 52 % so với năm 2007). Trong đó, đa phần là dư nợ ngắn hạn, dư nợ dài hạn chỉ chiếm phần rất nhỏ.
Nguyên nhân có sự chênh lệch trong cơ cấu dư nợ là do nhu cầu vay vốn ở địa bàn thị xã Cửa Lò và lân cận đa phần là nhu cầu vay vốn ngắn hạn phục vụ nhu cầu ngắn hạn, tài trợ vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.
c) Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cửa Lò trong các năm 2006 – 2008
Bảng 2.3: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh trong các năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu VND 2007/2006 2008/2007
STT Chỉ tiêu Năm
2006
Năm 2007
Năm
2008 Giá trị % Giá trị % 1 Tổng thu nhập 12.678 16.280 52.154 3.602 28 35.874 220 2 Tổng chi phí 11.588 15.168 50.691 3.580 31 35.523 234
3 CL thu - chi 1.090 1.112 1.463 22 2 351 32
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 2006 – 2008, Vietinbank Cửa Lò) Nhận xét
Từ bảng trên ta thấy: Lợi nhận thu được năm 2007 là 1.112 triệu VND, tăng 22 triệu (tăng 2%) so với năm 2006. Đến năm 2008, lợi nhuận tăng 351 triệu VND (tăng 32%) so với năm 2007.
Lợi nhuận tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh năm 2008 cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả. Điều này chúng tỏ rằng chi nhánh đã có những hướng đi, chiến lược kinh doanh đúng đắn, chủ động trong kinh doanh, khắc phục và hạn chế rất tốt những bất lợi, tác động xấu hiện nay của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.
2.3.2.2. Kế hoạch đặt ra trong năm 2009
Tổng nguồn vốn huy động: 280 tỷ đồng
Tổng dư nợ cho vay, đầu tư cuối năm đạt: 600 tỷ đồng. trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,5%, cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm 3% tổng dư nợ.
Thu hồi nợ đã XLRR: 200 triệu đồng
Thu dịch vụ ngân hàng: 1 tỷ đồng.
Chênh lệch thu nhập trừ chi phí đạt: 5.000 triệu đồng (chưa tính trích lập dự phòng rủi ro)
2.4. Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung, dài hạn đối với Doanh